CẦN ĐẶT TRỌNG TÂM LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC TA

Thứ bảy - 13/06/2020 03:33 1.739 0
Sáng ngày 11/6/2020, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV, thảo luận tại Tổ 07 gồm Đoàn ĐBQH Tỉnh Quảng Trị, Thái Bình, Tuyên Quang, Ninh Thuận về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Các đại biểu thảo luận tại Tổ 07 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, Thái Bình, Tuyên Quang, Ninh Thuận về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Các đại biểu thảo luận tại Tổ 07 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, Thái Bình, Tuyên Quang, Ninh Thuận về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng đã có ý kiến tham gia phát biểu tại Tổ, đại biểu đề nghị đổi tên dự án Luật và xem xét quy trình tại 3 kỳ họp. Sau đây là nội dung tham gia phát biểu của đại biểu Hoàng Đức Thắng:
 
Đại biểu cho rằng chưa bao giờ vấn đề môi trường được quan tâm như hiện nay không chỉ ở tầm quốc gia mà cả thế toàn cầu. Theo đó, kinh tế - xã hội - môi trường trở thành 3 trụ cột đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại; thực tế các vấn đề về biến đổi khí hậu, thiên tai thời gian qua là chỉ báo về tính cấp thiết nâng cao trách nhiệm, ý thức và hành động bảo vệ môi trường chung của toàn xã hội.
 
Ghi nhận dự thảo Luật này là hết sức đồ sộ cả về Chương, Điều, nội dung đề cập đến hầu hết  các lĩnh vực, tác động ảnh hưởng rất rộng, đại biểu đề nghị cân nhắc đổi tên thành Bộ luật để thể hiện tầm vóc của Luật cũng như có cách ứng xử, trách nhiệm đầy đủ. Cùng với đó đại biểu nhấn mạnh việc xem xét quy trình thông qua dự án Luật này có thể theo quy trình 2 kỳ hoặc 3 kỳ họp và theo quy trình nào thì vẫn cần thông qua nhiều kênh để lấy ý kiến của nhân dân một cách rộng rãi, bao phủ, sâu sát. Các đoàn thể, Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội hay hộ gia đình, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp,… đều có điều kiện tham gia vì dự luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong đó.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị

Về nội dung cụ thể các Điều của dự thảo Luật, đại biểu đề nghị: Theo dự thảo luật Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường, có 6 nguyên tắc, đại biểu  lưu ý nguyên tắc bảo vệ môi trường cũng cần quy định theo hướng bảo đảm cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường phải đi với nhau, phải thể hiện quan điểm nhất quán là "phát triển kinh tế phải đi đôi với xã hội đi đôi với môi trường và ngược lại môi trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và hỗ trợ cho kinh tế phát triển bền vững". Đồng thời đề nghị rà soát các câu từ trong dự thảo phải thể hiện dễ hiểu, đại chúng, nhưng cũng đúng văn phong của luật, mang tính quy phạm, ví như "không đánh đổi môi trường lấy kinh tế" thì phù hợp với văn nói hơn, nên viết lại thành "phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường".
 
Khoản 6 Điều 4 quy định "…Các đối tượng gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thương thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật." nên sửa lại thành:  "…Các đối tượng gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải có trách nhiệm, nghĩa vụ để khắc phục, bồi thường thiệt hại…" . Đại biểu nêu rõ quan điểm, ở đây "phải khắc phục" chỉ như một sự vận động, chưa phải là một chế tài.
 
Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu đề nghị nên tham chiếu đối với các loại tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự, những hành vi nào đã được quy định trong Bộ luật Hình sự thì nên lược bỏ bướt, tránh chồng chéo.
 
Đại biểu đề nghị cần rà soát lại việc phân công trong quản lý môi trường, một số điều trong dự thảo luật chưa quy định rõ trách nhiệm, hoặc có phân công nhưng không đầy đủ. Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng ở một số điều luật nếu chỉ phân công việc, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho Bộ Tài nguyên - Môi trường và UBND các tỉnh thì chưa đầy đủ.

Tác giả: phương thanh (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây