Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị sẽ giám sát toàn diện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 01/7/2016 - 01/7/2021

Thứ năm - 05/05/2022 21:24 935 0
Triển khai Kế hoạch số 76/KH- ĐGS ngày 24/10/2021 của Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số31/QĐ-ĐĐBQH ngàythành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sátsố30/KH-ĐĐBQH ngày16/3/2022; Thông báo số 32/TB-ĐĐBQH ngày 21/3/2020về Chương trìnhgiám sát chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021” trên địa bàn tỉnh.

Đoàn sẽ tiến hành giám sát trực tiếp và làm việc với UBND tỉnh, UBND thành phốĐông Hà, UBND huyệnVĩnh Linh vàgiám sát thông qua việc xem xét báo cáo đối với Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Tòaán nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sựvà cácđơn vị, địa phương có liên quan. Thời gian tiến hành giám sát trực tiếp từ ngày 30/3 đến ngày 31/3/2022.

Mục đích của cuộc giám sát nhằm xem xét, theo dõi, đánh giá toàn diện, khách quan việc thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn từ 01/7/2016 - 01/7/2021; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan, nhất là các quy định trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo; nâng cao trách nhiệm giải trình, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, nhất là người đứng đầu cơ quan chịu sự giám sát trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết các đơn thư do Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị chuyển đến; nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai và một số lĩnh vực được dư luận, cử tri và nhân dân quan tâm, nhằm tránh và hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Từ đó, Đoàn giám sát kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện quy định của pháp luật; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý cơ quan, cá nhân có vi phạm.
 
Chuyên đề giám sát tập trung vào các nội dung: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của cơ quan, người có thẩm quyền. Tình hình, kết quả thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, làm rõ việc chấp hành pháp luật về công tác tổ chức tiếp công dân; tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân đột xuất và tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu; tiếp công dân gắn liền với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc chấp hành các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực hành chính và tư pháp, trong đó có các đơn thư của công dân do Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trịchuyển đến; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền, sự tham gia, phối hợp của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Luật sư, Hội luật gia,… trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc kiểm tra, rà soát việc giải quyết đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, kéo dài. Công tác thanh tra công vụ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác đào tạo, tập huấn và các chính sách đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát sẽ đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra các bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Từ đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật về hình thức như: Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các Bộ luật tố tụng: dân sự, hình sự, hành chính; pháp luật về chuyên ngành như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,…; kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; pháp luật về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Kết thúc đợt giám sát, Đoàn giám sát sẽ có báo cáo kết quả giám sát gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây