Đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Trị

https://quochoi.quangtri.gov.vn


BC kết quả giám sát về PCCC

Căn cứ Nghị quyết số 62/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018”, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018” tại tỉnh Quảng Trị và phân công ông Hoàng Đức Thắng, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội làm trưởng Đoàn giám sát.
BC kết quả giám sát về PCCC
Đoàn đã tiến hành giám sát tại thành phố Đông Hà, huyện Hải Lăng, huyện Vĩnh Linh, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Công ty xăng dầu Quảng Trị, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, UBND phường 1, thành phố Đông Hà; khảo sát một số cơ sở có nguy cơ cháy cao như  Nhà máy MDF 1 của Công ty Cổ phần gỗ MDF VGR Quảng Trị (Khu công nghiệp Nam Đông Hà), các cơ sở Karaoke nhà cao tầng tại Khu phố 8, phường 1, thành phố Đông Hà, các cơ sở sản xuất tại Cụm công nghiệp Diên Sanh, huyện Hải Lăng, một số diện tích rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, chợ Đông Hà (thành phố Đông Hà), chợ Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh)…làm việc với các Sở, Ngành liên quan và UBND tỉnh Quảng Trị.Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018” như sau:
Phần I

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Trị có liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018:
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên
Quảng Trị là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên 4.737,44 km2. Có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố (thành phố Đông Hà); 01 thị xã (thị xã Quảng Trị); 08 huyện; 141 đơn vị hành chính cấp xã (13 phường, 11 thị trấn và 117 xã), 1.083 thôn, khu phố. Dân số trung bình đến năm 2017 khoảng 627.276 người. Mật độ dân số trung bình là 132 người/km2, phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở địa bàn đô thị.
Quảng Trị có đặc điểm khí hậu rất khắc nghiệt, chia làm hai mùa khá rõ rệt. Mùa đông mưa dầm, mùa hè nắng gắt, nhiệt độ trung bình 25 độ C, nhiệt độ thấp nhất 08 độ C, nhiệt độ cao nhất 42 độ C. Vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 8), gió Tây Nam thổi mạnh là tác nhân gây nguy cơ cháy, cháy lan rất cao.
Sông ngòi ở Quảng Trị có độ dốc lớn, về mùa hè nước thường khô cạn không đủ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, việc lấy nước chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cung cấp nước chữa cháy chưa quy hoạch đồng bộ, quản lý chưa thống nhất.
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 02 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn; diện tích rừng lớn phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, trong đó có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
- Những thành tựu cơ bản: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 (GSS2010) ước tính đạt 19.501,5 tỷ đồng, tăng 7,12% so với năm 2017, cao hơn mức bình quân chung cả nước (6,81%). GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 43,6 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt 2597 tỷ đồng.
- Một số khó khăn, tồn tại: Tuy đạt được những thành tựu cơ bản như trên, nhưng do điểm xuất phát thấp, hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, ở xa các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của đất nước, việc kêu gọi đầu tư gặp nhiều khó khăn nên Quảng Trị vẫn là một tỉnh còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Toàn tỉnh chưa hình thành được vùng kinh tế động lực, chưa có nhiều dự án sản xuất, kinh doanh quy mô lớn nên chưa tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Thu nhập bình quân còn ở mức thấp so với cả nước, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, đời sống nhân dân nói chung vẫn còn thấp so với mặt bằng chung toàn quốc.
II. THỐNG KẾ TỔNG SỐ CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PCCC
Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có 3.562 cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ. Có 716 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (Phụ lục II, Nghị định 79/2014/NĐ-CP) có hồ sơ quản lý, theo dõi.
Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội: 525 cơ sở.
Ngành điện: Phát triển mạnh với tốc độ cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu năng lượng phục vụ cho toàn tỉnh. Hiện trên địa bàn có 01 trạm biến áp 220kV, 08 trạm biến áp 110kV, 09 trạm biến áp trung gian 35kV và 22kV; 08 nhà máy thủy điện; 01 nhà máy điện gió. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia.
Ngành xăng dầu và khí dầu mỏ hoá lỏng: Mạng lưới cửa hàng xăng dầu và khí đốt hoá lỏng được bố trí rải rác khắp địa bàn cả tỉnh, dọc theo các trục lộ chính. Có 114 cửa hàng xăng dầu; 257 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (gas); 02 trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai (số liệu năm 2018). Do nhu cầu ngày càng lớn nên thời gian tới hệ thống các cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu và khí đốt hóa lỏng ngày càng phát triển.
Vật liệu nổ công nghiệp, dệt may: Toàn tỉnh có 08 kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) với tổng trữ lượng 51 tấn (số liệu năm 2018); có 06 nhà máy may quy mô lớn 500 - 2.000 công nhân đóng ở thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyện Gio Linh và huyện Hải Lăng.
Ngành giao thông vận tải: Phát triển khá nhanh cả ở đô thị và nông thôn. Hiện nay 100% xã, phường, thị trấn đã có đường ô tô về trung tâm. Tuy vậy vẫn có nhiều nơi đường chật hẹp, khó đi lại, không thuận tiện cho giao thông chữa cháy; phương tiện giao thông cơ giới tăng nhanh. Hiện trên toàn tỉnh có 2.253 xe ô tô chở hàng và chở khách, 38 tàu, ca nô chở hàng; có 03 cảng biển là Cửa Tùng, Cửa Việt và Mỹ Thuỷ đang chuẩn bị được đầu tư xây dựng, hàng trăm tàu, thuyền đánh cá và phương tiện vận tải sông, biển. Tuy nhiên quy mô cảng biển, công suất tàu biển nhỏ.
Rừng: Quảng Trị hiện có 253.465,1 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 142.829,6 ha, rừng trồng 110.635,5 ha. Đặc điểm của rừng Quảng Trị là địa hình đồi núi phức tạp, thảm thực vật dày, mùa hè thường khô, có nguy cơ cháy và cháy lan rất cao, việc cứu chữa rất khó khăn.
Ngành giáo dục, y tế: Hiện nay toàn tỉnh có 489 trường học các cấp; 163 cơ sở y tế, trong đó: 11 bệnh viện, 10 trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, 01 bệnh viện điều dưỡng; 141 trạm y tế xã, phường, thị trấn với 1.790 giường bệnh (không kể trạm xá), ngoài ra có 07 phòng khám đa khoa khu vực và các phòng khám đa khoa tư nhân.
Các ngành và lĩnh vực khác: Quảng Trị hiện có 03 khu công nghiệp (KCN Nam Đông Hà ở TP. Đông Hà; KCN Quán Ngang ở huyện Gio Linh và KCN Tây Bắc Hồ Xá ở huyện Vĩnh Linh) đang quy hoạch xây dựng; 13 cụm công nghiệp làng nghề; Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được thành lập năm 2015 và đang được đầu tư xây dựng. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2018  là 2.305, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 16, ngoài nhà nước là 2.281, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 08. Cả tỉnh hiện có: 24 trung tâm thương mại, siêu thị, 36 chợ kiên cố, 04 chợ bán kiên cố, 31 chợ tạm; 09 kho bạc nhà nước tỉnh và các huyện, thị xã, 16 ngân hàng lớn có trụ sở tại thành phố Đông Hà và các địa phương khác; 203 khách sạn và nhà nghỉ du lịch.
Các cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao: Các kho VLNCN, các kho và cửa hàng xăng dầu - gas; các chợ và trung tâm thương mại; các khu công nghiệp, khu thương mại; rừng các loại, đặc biệt là rừng thông, rừng keo; các khách sạn; trụ sở UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Tỉnh uỷ; Đài phát thanh truyền hình tỉnh; trụ sở UBND và HĐND các thành phố, thị xã, huyện; trạm biến áp 220kV, 110kV; ngân hàng và kho bạc; các nhà máy may công nghiệp, nhà máy ván ép, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ có lò sấy, bệnh viện, trường học, thư viện...
Tình hình các cơ sở xen cài trong khu dân cư: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 462 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nằm xen cài trong khu dân cư, 275 hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh, các cơ sở này đã tổ chức thực hiện một số nội dung công tác PCCC, như xây dựng kế hoạch PCCC hàng năm hoặc đưa nội dung công tác PCCC vào chương trình công tác của cơ sở, lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC, thành lập Ban chỉ huy và lực lượng PCCC tại chỗ, xây dựng phương án chữa cháy cơ sở.
III. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH CHÁY, NỔ; DỰ BÁO TÌNH HÌNH CHÁY NỔ
1. Yếu tố tác động:
Như phần đặc điểm tình hình đã phân tích, yếu tố tác động đến tình hình cháy nổ chủ yếu là:
- Thời tiết, khí hậu trong mùa nắng nóng, nhiệt độ cao cùng với gió Lào khô nóng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
- Các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao xen cài trong khu dân cư như các khách sạn, điểm kinh doanh karaoke cao tầng, các điểm bán khí hóa lỏng (gas).
- Trên địa bàn tỉnh có nhiều trạm điện, nhiều cửa hàng xăng dầu, các cơ sở sản xuất đồ gỗ, dệt may tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
2. Đánh giá, dự báo tình hình
a) Dự báo tình hình cháy trên mặt đất
Do tình hình phát triển kinh tế - xã hội đã đề cập như trên đã dẫn đến sự tập trung, tích tụ ngày càng nhiều tài sản, hàng hoá, máy móc thiết bị. Việc sử dụng các dạng năng lượng đầu vào như điện, xăng dầu, khí đốt hoá lỏng cũng tăng lên...Do đó, có thể dự báo rằng, thời gian tới tiềm ẩn nguy cơ cháy tăng lên.
b) Dự báo tình hình cháy trên mặt nước
Quảng Trị có 03 cảng biển: Cửa Tùng, Cửa Việt và Cảng Mỹ Thuỷ đang chuẩn bị được đầu tư xây dựng; ngoài ra còn có âu thuyền, cảng cá ở huyện đảo Cồn Cỏ. Trong thời gian tới do chính sách phát triển kinh tế biển nên số lượng, phương tiện vận tải thuỷ, tàu đánh bắt thuỷ hải sản sẽ tăng nhanh; tải trọng và phương tiện thuỷ ngày càng lớn, đòi hỏi nhiên liệu nhiều, hàng hoá vật tư trên tàu, phương tiện thuỷ tăng lên do đó nguy cơ cháy, số vụ cháy và thiệt hại cũng có xu hướng tăng lên.
c) Dự báo tình hình cháy rừng
Quảng Trị có diện tích rừng lớn, trải rộng và địa hình phức tạp. Với đặc điểm khí hậu khô nóng như trên cùng với phong tục tập quán canh tác đốt rừng làm nương rẫy, ý thức PCCC thấp, bom đạn chiến tranh còn sót lại vẫn còn nhiều... tất cả những yếu tố đó cho thấy nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn.
d) Dự báo về tình hình CNCH
Theo nhận định trên, trong thời gian tới số vụ cháy và thiệt hại có xu hướng tăng lên, nên việc CNCH trong đám cháy cũng tăng lên. Số vụ tai nạn giao thông cũng có xu hướng tăng lên (do ý thức chấp hành Luật giao thông của nhân dân còn hạn chế, phương tiện giao thông cơ giới tăng nhanh), tai nạn sập đổ công trình, mùa mưa bão thường khốc liệt, kéo dài, nguy cơ lở đất, lũ lụt, lũ quét, đuối nước... diễn biến phức tạp làm gia tăng nhu cầu về CNCH.
Phần II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO
1. Công tác quán triệt các văn bản của Đảng về PCCC
Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 26/5/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Kế hoạch số 13-KH/TU, ngày 24/4/2016 để chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để chỉ đạo thực hiện; Nhằm đánh giá đúng thực chất việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, Tỉnh ủy Quảng Trị đã có Kế hoạch số 80-KH/TU ngày 30/3/2018 về việc sơ kết 02 năm thực hiện Kế hoạch số 13-KH/TU, chỉ đạo tiến hành sơ kết từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, hoàn thành báo cáo sơ kết bằng văn bản.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC
- Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐNH tỉnh về việc quy hoạch hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- UBND tỉnh đã cụ thể hóa và ban hành nhiều văn bản để kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện tốt công tác PCCC (đã ban hành 01 Chỉ thị, 07 Công văn chỉ đạo, 04 Quyết định về công tác PCCC và CNCH).
Trên cơ sở Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND, UBND tỉnh đã tiến hành các bước thực hiện Quy hoạch, đến nay đã bố trí kinh phí hơn 13 tỷ đồng (bao gồm vốn của Trung ương và tỉnh) để triển khai dự án theo quy hoạch, đã chỉ đạo 10/10 UBND cấp huyện dự kiến vị trí bố trí quỹ đất để xây dựng doanh trại các đơn vị Cảnh sát PCCC và đã thống nhất xác định cụ thể vị trí bố trí quỹ đất theo như dự án quy hoạch đã được phê duyệt, hiện tại đang chỉ đạo Công an tỉnh hoàn thành thủ tục và đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập 02 Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị trong năm 2019.
UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC và CNCH, do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban.
Để tăng cường phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong đó có phong trào toàn dân PCCC, UBND tỉnh đã chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng, ký kết các quy chế phối hợp trong đó có nội dung liên quan đến công tác PCCC và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Hàng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc rà soát, điều tra cơ bản (ĐTCB), phân loại địa bàn, cơ sở, tập trung chủ yếu là các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, karaoke... đồng thời bám sát địa bàn, cơ sở quản lý, tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, góp phần ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn trong thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC; tăng cường việc quán triệt các quy định về PCCC; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác PCCC ở các cơ sở trọng điểm; duy trì hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PCCC
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC
1.1. Kết quả công tác tuyên truyền:
- Các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC và CNCH với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; hướng dẫn, xây dựng một số mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC và mô hình an toàn về PCCC. Chủ động làm tốt công tác thông tin, định hướng dư luận khi có vụ việc lớn xảy ra về PCCC và CNCH; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật về PCCC; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, khu dân cư treo băng rôn, pa nô, áp phích và tổ chức tuần hành hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC, Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy, nổ; gắn việc thực hiện các quy định PCCC với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động”, nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác PCCC; khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong trong công tác PCCC.
- Trong giai đoạn 2014 - 2018: Đã chủ động tổ chức 207 lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở. Tổ chức tuyên truyền tại các khu dân cư, hội họp đoàn thể, trường học với 4.218 người tham gia.
Bảng 1: Số liệu huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH giai đoạn 2014 - 2018
 
Năm Số lớp Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH
Số người
tham gia
Thời lượng
(giờ)
Số người
được cấp giấy chứng nhận
2014 29 1.677 428 1.677
2015 39 1.788 656 1.788
2016 31 3.536 512 3.536
2017 39 2.327 672 2.307
2018 69 3.414 1,312 2.718
1.2. Đánh giá kết quả công tác tuyên truyền:
- Ý thức của người dân trong chấp hành chính sách pháp luật về PCCC được nâng lên, số lượng người tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH ngày một tăng; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ngày càng rõ nét, do đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia công tác PCCC và CNCH.
Từ năm 2014 đến năm 2018, số lượng người tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH tăng 1.737 người (+103,58%), thời gian tăng 884 giờ (+206,54%), số giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cấp tăng 1.041 giấy (+62,08%).
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC và CNCH với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện công tác PCCC, trong đó lực lượng Công an viên, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, lực lượng PCCC cơ sở làm nòng cốt, cùng với quần chúng nhân dân các tổ dân phố, khu dân cư tích cực thực hiện công tác PCCC và sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra; các chủ rừng và các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và công tác PCCCR.
2. Công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC và việc ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn an toàn PCCC
2.1. Kết quả công tác thẩm duyệt về PCCC
- Công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh được thực hiện thống nhất, đúng pháp luật, tập trung tại Công an tỉnh (trực tiếp là Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH).
Bảng 2: Số liệu thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC giai đoạn 2014 -2018
TT Lĩnh vực Số công trình đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC
2014 2015 2016 2017 2018
Thẩm duyệt Nghiệm thu Thẩm duyệt Nghiệm thu Thẩm duyệt Nghiệm thu Thẩm duyệt Nghiệm thu Thẩm duyệt Nghiệm thu
1 Xăng dầu 07 - 06 01 07 04 06 04 09 05
2 Khí đốt 02 - 01 01 05 04 19 10 16 17
3 Hóa chất 01 - - 01 - - - - - -
4 Tiền chất thuốc nổ - - - - - - - - - -
5 Vật liệu nổ 01 - - - - - 01 01 02 02
6 Khách sạn 01 - 02 - 02 02 - 01 01 -
7 Vũ trường - - - - - - - - - -
8 Karaoke - - 02 - 04 04 04 04 02 02
9  CT khác 41 15 69 15 52 30 50 17 91 40
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, nhất là thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đều được cơ quan Cảnh sát PCCC hướng dẫn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc với phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cơ sở chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn 2014-2018: Đã tiếp nhận 406 hồ sơ đề nghị thẩm duyệt về PCCC, hoàn thành thẩm duyệt 406 hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC; kiểm tra và ra văn bản nghiệm thu về PCCC đối với 174 công trình; kiểm tra và chấp thuận 64 địa điểm dự kiến xây dựng 64 công trình nguy hiểm cháy, nổ có yêu cầu cao.
+ Số lượng công trình chưa nghiệm thu về PCCC: 232 công trình (do chưa thi công hoặc chưa hoàn thành);
+ Tình hình và kết quả thực hiện quy định của pháp luật: nhìn chung các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch về PCCC đối với các dự án, công trình đã được thẩm duyệt, nghiệm thu.
+ Đến thời điểm giám sát, chưa phát hiện có công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC; chưa phát hiện có cơ sở chưa thực hiện thẩm duyệt, chưa nghiệm thu PCCC nhưng đã đưa vào sử dụng đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC.
+ Ban hành Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đối với các dự án đầu tư thực hiện ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong đó giao Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với dự án, công trình cho nhà đầu tư theo đúng quy định; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, bảo đảm đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục về thẩm duyệt thiết kế PCCC, không xảy ra hiện tượng quá hạn giải quyết hồ sơ, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, nhất là thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đều được Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) hướng dẫn tận tình, đầy đủ với phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cơ sở chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3148/UBND-NC ngày 14/8/2015 về việc tăng cường và nâng cao chất lượng công tác PCCC trong đầu tư xây dựng;  thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư số 25/2018/TT-BCA ngày 06/8/2018 của Bộ Công an quy định về trình tự thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng tại địa phương được thực hiện khá chặt chẽ, đặc biệt là đối với những công trình xây dựng do cơ quan cấp phép cấp tỉnh thực hiện (Sở Xây dựng, Sở Công thương, Ban Quản lý khu kinh tế...). Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH) đã phối hợp tốt với các cơ quan liên quan, thực hiện có hiệu quả việc tham mưu với UBND tỉnh chức năng thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, đặc biệt là sự phối hợp với Sở Công Thương trong khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng các cửa hàng xăng dầu, các kho vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Sở Xây dựng và Ban Quản lý khu kinh tế trong cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC.
Tuy nhiên, một số quy định về trang bị phương tiện PCCC cho công trình xây dựng đòi hỏi kinh phí lớn nên một số chủ đầu tư thực hiện chưa được đầy đủ hoặc chưa đồng bộ nên thời gian hoàn thành công trình kéo dài hoặc chất lượng một số hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn chưa được bảo đảm.
2.2. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về PCCC.
- Trong giai đoạn 2014 - 2018, Sở Giao thông Vận tải (trực tiếp là Trung tâm kiểm định cơ giới thủy bộ) đã kiểm định 5.017 lượt phương tiện giao thông cơ giới và 181 lượt phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đạt yêu cầu về PCCC.
- Trong giai đoạn 2014-2018, đã cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ đối với 157 lượt phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu trên địa bàn tỉnh, việc vận chuyển được thực hiện an toàn, chưa có sự cố cháy, nổ xảy ra.
3. Công tác chữa cháy và CNCH trong các vụ cháy, nổ
- Tập trung chỉ đạo duy trì nghiêm túc chế độ công tác thường trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, thông tin yêu cầu CNCH; duy trì nghiêm túc chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, xuất xe nhanh, chữa cháy hiệu quả, kịp thời các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Công an tỉnh tham gia thực tập phương án chữa cháy các cơ sở trọng điểm trên địa bàn tỉnh, bảo vệ các lễ hội, diễn tập khu vực phòng thủ các địa phương trong và ngoài tỉnh.
- Thường xuyên chỉ đạo Công an tỉnh xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC, kế hoạch khảo sát giao thông nguồn nước kết hợp bổ túc tay lái; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, kiểm tra kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chữa cháy và kỹ năng vận hành, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy cho toàn thể CBCS.
- Hướng dẫn cơ sở lập mới và bổ sung, thực tập phương án chữa cháy phối hợp nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Xây dựng phương án chi viện lực lượng, phương tiện của Cảnh sát PCCC các tỉnh lân cận phối hợp với Công an nước Cộng hòa nhân dân Lào chữa cháy khi có cháy lớn xảy ra, qua đó đã nâng cao kỹ năng xử lý tình huống và khả năng phối hợp giữa các đơn vị khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Đặc biệt, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã phối hợp với UBND một số địa phương chỉ đạo tổ chức tổng diễn tập các phương án chống bạo loạn, biểu tình, gây rối, phòng thủ có lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia. Tổ chức ký kết 02 biên bản hiệp đồng phòng chống cháy, nổ giữa Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh với Cục Quân khí về việc bảo đảm an toàn PCCC cho 02 kho đạn KC84 và K856 đóng trên địa bàn.
- Công tác chỉ đạo về chữa cháy được thực hiện tập trung, thống nhất theo quy định của Luật PCCC. Trong giai đoạn 2014-2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 213 vụ cháy làm chết 03 người, bị thương 16 người, thiệt hại 48,297 tỷ đồng và 319,77ha rừng. Nguyên nhân chính chủ yếu là do con người thiếu ý thức và kiến thức về PCCC; số vụ cháy, nổ do ý thức chủ quan của con người gây ra (do sơ suất, vi phạm quy định về an toàn PCCC...) chiếm tỷ lệ tới 56% tổng số vụ cháy, nổ. Bên cạnh đó, những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC cũng đã và đang tác động đến tình hình cháy, nổ.
Từ năm 2014 đến 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1.073 vụ tai nạn giao thông làm chết 597 người, bị thương 995 người, thiệt hại tài sản khoảng 15 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông là không chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông.
Đối với các vụ cháy lớn, CNCH phức tạp, lãnh đạo chính quyền địa phương, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, CNCH, kịp thời, hiệu quả, khâu tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy, huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức trinh sát đám cháy, chỉ huy chữa cháy, triển khai các hoạt động dập tắt đám cháy và hoạt động hỗ trợ công tác chữa cháy được cấp ủy chính quyền và nhân dân đánh giá cao, đồng thời tiến hành khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống của nhân dân; các cấp, các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã kịp thời thăm hỏi động viên, chủ động và kêu gọi hỗ trợ đối với các cơ sở, hộ dân bị thiệt hại. Sau các vụ cháy đều tổ chức họp rút kinh nghiệm nghiêm túc, đặc biệt đối với các vụ cháy lớn, phức tạp, với sự tham gia của các lực lượng liên quan. Khi có sự cố xảy ra, bên cạnh lực lượng nòng cốt trực tiếp chiến đấu là Cảnh sát PCCC và CNCH, các lực lượng khác được huy động đều phát huy tốt vai trò của mình như: Công an các đơn vị, địa phương, điện lực, y tế, dân quân tự vệ, dân phòng, kiểm lâm, các chủ rừng, quần chúng nhân dân và đặc biệt là lực lượng PCCC cơ sở. Công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy được các đơn vị nghiệp vụ tiến hành kịp thời, bảo đảm khoa học, khách quan.
- Trong công tác PCCC rừng, hàng năm UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh và Chi cục Kiểm lâm phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC cho các chủ rừng, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, chủ rừng thường xuyên quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất trong công tác PCCC rừng như: sửa chữa chòi canh; nâng cấp, xây dựng đường ranh cản lửa, đường đai xanh và một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như phát hạ thấp thực bì, vệ sinh rừng; mua sắm một số phương tiện, trang thiết bị chữa cháy ban đầu... phù hợp với điều kiện thực tế và mang lại hiệu quả.
- Thực trạng việc bảo đảm các điều kiện phục vụ cho hoạt động chữa cháy, CNCH (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, phương tiện, thiết bị…):
+ Phương tiện:
Bảng 3: Các loại phương tiện, thiết bị đã được trang bị cho
lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh Quảng Trị
 
TT Loại phương tiện, thiết bị Số lượng
I Xe chữa cháy
- Trung tâm
- Lao Bảo
11
08
03
II Xe chuyên dùng (đều bố trí ở trung tâm) 05
1 Xe CNCH 01
2 Xe chỉ huy chữa cháy 01
3 Xe chở phương tiện chữa cháy 01
4 Xe thang chữa cháy 32m 01
5 Xe chống bạo loạn 01
III Máy bơm chữa cháy 08
 
          Số lượng phương tiện CNCH: được trang bị một số phương tiện ban đầu như: 01 xe CNCH, 01 nệm hơi cứu người, 02 bộ thiết bị thủy lực, 02 máy cắt cấu kiện xây dựng, 02 máy chiếu sáng sự cố, 02 xuồng cao su, một số phao cứu sinh và thiết bị bảo hộ cá nhân.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động mua sắm trang thiết bị, vật tư kỹ thuật, phương tiện chữa cháy tại chỗ cơ bản đầy đủ, từng bước đáp ứng yêu cầu trước mắt; nhiều hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ đã chủ động mua sắm bình chữa cháy xách tay để chủ động trong PCCC.
+ Nguồn nước chữa cháy
Hệ thống trụ nước chữa cháy: Số lượng: 60 trụ dọc theo các trục đường lớn, đa số mới lắp đặt gần đây nên còn hoạt động tốt.
Nguồn nước tự nhiên: ao, hồ, sông, suối, mương thuỷ lợi khá đa dạng, phong phú.
+ Hệ thống giao thông phục vụ PCCC và CNCH:
Đặc điểm giao thông ở địa phương: Ở địa bàn các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp giao thông thuận lợi, khả năng tiếp cận đám cháy cao. Ở địa bàn vùng ven đô thị, nông thôn, ven biển, vùng núi giao thông khó khăn hơn, đường đồi dốc, gồ ghề khó đi và nhiều vật cản. Nếu xảy ra cháy, nổ thì khó tiếp cận hơn.
4. Công tác xây dựng lực lượng PCCC
4.1. Công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC
Hằng năm, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể các cấp đã chủ động ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể về xây dựng phong trào toàn dân PCCC gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo phương châm “Bốn tại chỗ” và chủ động triển khai đến tận các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở, khu dân cư.
Theo quy định của Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành, kết quả về số lượng và chất lượng hoạt động của các lực lượng PCCC tại chỗ được thể hiện như sau:
- Lực lượng dân phòng: Lực lượng Công an các cấp đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở; xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng theo quy định của Luật PCCC. Hiện nay, trên toàn tỉnh đã hình thành các đội dân phòng tại các xã, phường, thị trấn theo phương châm “Bốn tại chỗ” trong hoạt động PCCC. Trên toàn tỉnh hiện có 141 xã, phường thị trấn, 1.089 thôn, khu phố, khối, khóm, trong đó đã thành lập lực lượng dân phòng (lực lượng PCCC ở khu dân cư) ở 117/141 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 82,98%) và 872/1089 thôn, khu phố, khối, khóm (đạt tỷ lệ 80,07%) với tổng số đội viên đội dân phòng là 7.991 người, ở những địa phương có rừng đã thành lập được 501 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân tham gia PCCC.
- Lực lượng PCCC cơ sở: toàn tỉnh có 1.575 đội PCCC cơ sở với 7.676 đội viên, duy trì công tác tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy, CNCH.
- Lực lượng PCCC chuyên ngành: trên địa bàn tỉnh hiện có 02 đội PCCC chuyên ngành của Quân đội đóng tại kho vũ khí đạn Km34 và Km38, Quốc lộ 9, huyện Đakrông.
- Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho các lực lượng PCCC tại chỗ: đã tổ chức 207 lớp tuyên truyền với 12.742 người tham gia, thời gian 3.580 giờ; cấp 12.026 giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, 161 giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ CNCH.
- Công tác triển khai thực hiện chế độ chính sách cho lực lượng PCCC tại chỗ:
+ Chế độ chính sách cho đội trưởng, đội phó, cán bộ, đội viên đội dân phòng Đội dân phòng về cơ bản chưa được thực hiện.
+ Chế độ đối với đội PCCC cơ sở, chuyên ngành do các cơ sở tự chi trả. Nhìn chung, việc thực hiện chế độ, chính sách này còn nhiều khó khăn, bất cập làm hạn chế khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ PCCC tại cơ sở.
4.2. Công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC
- Tổ chức, bộ máy, biên chế của lực lượng Cảnh sát PCCC.
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH là đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Công an tỉnh Quảng Trị (theo Quyết định số 4149/QĐ-BCA ngày 09/8/2018 của Bộ công an về tổ chức bộ máy của Công an tỉnh Quảng Trị và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị được quy định tại Quyết định số 14047/QĐ-X11 ngày 12/11/2013 của Tổng cục xây dựng lực lượng CAND (cũ)) do đồng chí Trưởng phòng chỉ huy, có 03 đồng chí Phó Trưởng Phòng. Tổ chức, bộ máy đơn vị gồm 05 đội nghiệp vụ: Đội Tham mưu; Đội Hướng dẫn và kiểm tra an toàn PCCC; Đội Hậu cần, quản lý phương tiện PCCC và CNCH; Đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH Trung tâm; Đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH Lao Bảo.
Nhiệm vụ, tổ chức các Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và CNCH theo Quyết định số 3926/QĐ-CAT-PX13, ngày 18/7/2017 của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị.
Biên chế của đơn vị tính đến ngày 15/01/2019 có 111 CBCS trong đó: CBCS chuyên nghiệp: 75 đồng chí; nhân viên lao động hợp đồng: 04 đồng chí; công dân thực hiện nghĩa vụ có thời hạn trong CAND: 32 đồng chí.
- Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát PCCC.
Luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCS; hằng năm, đều đề xuất cử CBCS đủ tiêu chuẩn, trình độ tham gia dự thi vào các hệ đào tạo của các trường trong và ngoài ngành theo đúng quy định; cử CBCS tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra; hàng năm tổ chức tập huấn và kiểm tra trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra.
- Việc bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng Cảnh sát PCCC.
          Các chế độ, chính sách cho lực lượng Cảnh sát PCCC được duy trì, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay đối với lực lượng Cảnh sát PCCC còn một số chế độ, chính sách chưa được kịp thời bổ sung phù hợp hoặc còn thiếu dẫn đến quyền lợi của cán bộ chiến sĩ chưa được bảo đảm, cụ thể như sau:
          + Từ 05/12/2012 đến nay, lực lượng Cảnh sát PCCC được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ công tác CNCH theo Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay các chế độ, chính sách của chiến sỹ thực hiện công tác CNCH vẫn chưa được cụ thể, hoàn thiện và đầy đủ.
          + Về mức tiền ăn, tiền bồi dưỡng đối với chiến sỹ thực hiện công tác chữa cháy và CNCH đã được Bộ Công an quy định cách đây 10 năm (theo công văn số 3212/X11-X13 ngày 14/8/2018 của Tổng cục xây dựng lực lượng CAND (cũ)) nhưng đến hiện tại vẫn không thay đổi. Đề nghị nên có cách tính để mức tiền ăn, tiền bồi dưỡng phải thay đổi theo mức lương cơ sở để phù hợp với mức sống hiện tại.
          + Về mức phụ cấp, đặc thù đang hiện hưởng đối với CBCS trực tiếp làm nhiệm vụ CNCH là 15% như hiện nay thì mức phụ cấp này không còn phù hợp. Ngoài ra cán bộ làm nhiệm vụ hậu cần trực tiếp phục vụ công tác chữa cháy chưa có phụ cấp đặc thù. Dó đó đề nghị cấp có thẩm quyền cần có nghiên cứu, xem xét điều chỉnh tăng mức phụ cấp, đặc thù cho CBCS trực tiếp thực hiện công tác chữa cháy và CNCH và các CBCS khác (hậu cần, tham mưu) thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH cho phù hợp.
5. Công tác bảo đảm kinh phí - tài chính cho hoạt động PCCC; trang bị cơ sở, vật chất, phương tiện PCCC
5.1. Về bảo đảm kinh phí - tài chính (các nguồn tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật PCCC)
- Công tác bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thực hiện nhiệm vụ PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC hàng năm:
+ Tháng 4 và tháng 8/2017, Bộ Công an đã cấp mới cho Công an tỉnh 01 xe chữa cháy, 01 xe CNCH và một số phương tiện CNCH có tổng giá trị 11.736,84 triệu đồng.
+ UBND tỉnh cấp 1.420 triệu đồng cho việc xây dựng dự án Quy hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 15 năm Ngày toàn dân PCCC, 55 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát PCCC và triển khai Chỉ thị số 47-CT/TW; tham gia Hội thi thể thao nghiệp vụ CNCH lần thứ I năm 2017 do Bộ Công an tổ chức.
- Công tác bảo đảm kinh phí đầu tư cho xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC: Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an: “Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC thì phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức lớp huấn luyện. Kinh phí tổ chức lớp huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia lớp huấn luyện chịu trách nhiệm”. Kinh phí bảo đảm hoạt động tập huấn, khen thưởng của lực lượng PCCC cơ sở do cơ sở tự chi trả.
- Công tác bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các đề án, dự án về PCCC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: đã chỉ đạo Công an tỉnh làm việc với 10/10 địa phương cấp huyện để thống nhất vị trí, địa điểm, quỹ đất quy hoạch xây dựng các đơn vị Cảnh sát chữa cháy và CNCH khu vực. Ban hành Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 về việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư năm 2018, phân bổ 01 tỷ đồng cho Công an tỉnh thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (doanh trại Đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH TX. Quảng Trị, Vĩnh Linh và Gio Linh). Ưu tiên hoàn thành việc cấp đất, đề xuất dự án thành phần xây dựng 03 đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH TX. Quảng Trị, Vĩnh Linh và Gio Linh. Đề xuất giải ngân từng bước kinh phí dự án đã được phê duyệt (tính đến thời điểm hiện tại đã giải ngân trên 13 tỷ đồng), số vốn còn lại chưa được cấp sẽ chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan bố trí vốn trong kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Hiện nay việc lập dự án xây dựng doanh trại Đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH tại thị xã Quảng Trị và huyện Gio Linh đang được triển khai thực hiện theo lộ trình.
5.2. Về đầu tư và quản lý trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ PCCC, CNCH
- Hiện nay, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Quảng Trị có 03 cơ sở (02 cơ sở đóng tại thành phố Đông Hà và 01 cơ sở đóng tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa). Các cơ sở trên đã được đầu tư xây dựng kiên cố nhưng hầu hết đã qua sử dụng trên 10 năm. Phương tiện PCCC và CNCH được Bộ Công an và UBND tỉnh trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại gồm: 11 xe chữa cháy, 01 xe CNCH, 01 xe thang có độ vươn cao 32m, 01 xe chống bạo loạn, 02 xe chuyên dùng; hệ thống thông tin liên lạc được trang bị phục vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác PCCC và CNCH.
Tuy nhiên nhiều thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng lâu năm, thường xuyên bị hư hỏng nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác chiến đấu. Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh trong việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án quy hoạch tổng thể đã được HĐND tỉnh phê duyệt, trong đó chú trọng việc mua sắm thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH, xây dựng doanh trại các đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH khu vực, trước mắt tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và thị xã Quảng Trị.
- Đối với lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng dân phòng: hầu hết các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trên địa bàn đều trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, tuy nhiên chưa đủ về số lượng và kém về chất lượng. Lực lượng dân phòng ở các xã, phường, thị trấn chưa được trang bị phương tiện do mới thành lập, chưa có chính sách, kinh phí cụ thể để trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng này.
- Công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC, CNCH theo đúng quy định tại Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 của Bộ Công an về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, kịp thời sửa chữa hoặc có kế hoạch đề xuất cấp có thẩm quyền cấp kinh phí tổ chức sửa chữa, khắc phục ngay các trang, thiết bị, phương tiện hư hỏng để đưa vào thường trực sẵn sàng chiến đấu; đối với lực lượng PCCC và CNCH chuyên trách luôn bảo đảm 100% phương tiện, thiết bị trong diện thường trực hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy và CNCH; không có tình trạng thiết bị, phương tiện hư hỏng kéo dài, không được sửa chữa, khi có sự cố xảy ra không sử dụng được.
6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về PCCC
6.1. Công tác thanh tra, kiểm tra
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hàng năm, đều ban hành các Kế hoạch kiểm tra theo chuyên ngành, chuyên đề, địa bàn, kể cả đột xuất khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt... đã tiến hành hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở trên địa bàn, kiến nghị khắc phục các sai phạm, thiếu sót. Tổ chức kiểm tra an toàn PCCC các địa điểm diễn ra các sự kiện chính trị, lễ hội quan trọng của tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra liên ngành; kiểm tra đột xuất các cơ sở khi có yêu cầu. UBND các cấp đã thành lập đoàn trực tiếp kiểm tra công tác PCCC tại cơ sở.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC ở các cơ quan doanh nghiệp trọng điểm, các chợ trung tâm thương mại, các chủ rừng, các phường dân cư tập trung; các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn cháy lớn (theo Kế hoạch số 91/KH-BCA-C61 ngày 24/4/2013 của Bộ Công an) ở một số khu vực, cơ sở trọng điểm lớn như: ngành dệt may, chợ, trung tâm thương mại, các kho vật tư, xăng dầu và khí đốt hoá lỏng, các khu công nghiệp, các nơi tập trung phương tiện giao thông thủy, bộ, các khách sạn, các khu rừng nguyên sinh cần được bảo tồn.
- Chấp hành nghiêm túc Luật PCCC, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, các Chỉ thị của Chính phủ, của UBND tỉnh về công tác PCCC, từ năm 2014 đến 2018 các ngành, các địa phương, các cơ quan doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở đã có những chuyển biến tích cực, từng bước thực hiện và duy trì tốt chế độ tự kiểm tra, chấn chỉnh công tác PCCC trong nội bộ, xây dựng nội quy PCCC, đề ra quy chế thưởng phạt, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy tại chỗ và từng bước khắc phục các kiến nghị của ngành Công an về công tác PCCC; các địa phương, sở, ban, ngành, cơ quan doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở trong diện quản lý về PCCC tự tổ chức kiểm tra PCCC trên 2.000 lượt, theo đó đã phát hiện và tự tổ chức khắc phục các thiếu sót về PCCC và từng bước thực hiện các kiến nghị của ngành Công an về công tác PCCC.
- Tình hình, kết quả thực hiện quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: qua rà soát, trên địa bàn tỉnh có 445 cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trong đó:
+ Số cơ sở đã mua BHCNBB: 165 cơ sở = 37,07%
+ Số cơ sở đã mua bảo hiểm khác trong đó có BHCN: 32 cơ sở  = 7,23%
+ Số cơ sở chưa mua BHCNBB: 248 cơ sở = 55,7%
6.2. Công tác điều tra, xử lý vi phạm lĩnh vực PCCC
- Công tác điều tra: số vụ đã điều tra kết luận nguyên nhân là 150/213 vụ (63 vụ đang được điều tra làm rõ); các vụ cháy trung bình, nhỏ, không gây thiệt hại nghiêm trọng do cơ quan Cảnh sát PCCC kết luận nguyên nhân (140 vụ), còn lại nguyên nhân của các vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng được cơ quan Cảnh sát điều tra kết luận (10 vụ).
- Không có các vi phạm pháp luật hình sự về PCCC bị xử lý.
- Xử lý các vi phạm hành chính về PCCC:
+ Qua kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) 93 trường hợp vi phạm quy định an toàn PCCC, ra 93 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) bằng hình thức phạt tiền với tổng số tiền phạt là 69,4 triệu đồng; đa số các cơ sở vi phạm đều chấp hành nghiêm hình thức xử phạt.
+ Không có trường hợp cơ sở bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.
+ Không có trường hợp vi phạm quy định an toàn PCCC phải xử lý kỷ luật hành chính.
6.3. Tình hình và kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực PCCC
Tiếp nhận và giải quyết đúng quy định 06 đơn phản ánh, 02 trường hợp kiến nghị 01 đơn trình báo; 01 đơn tố cáo liên quan đến lĩnh vực PCCC; Chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc UBND tỉnh (Sở Công thương, Sở Xây Dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND TP. Đông Hà) phối hợp, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến việc xây dựng Cửa hàng xăng dầu số 18 Lê Lợi, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Từ năm 2014 đến nay chưa có trường hợp CBCS vi phạm quy định, quy trình công tác, thiếu tinh thần, trách nhiệm trong công việc để xảy ra cháy lớn; chưa có đơn thư, khiếu nại về các hành vi thiếu trách nhiệm, sách nhiễu khi làm nhiệm vụ.
7. Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học PCCC; xã hội hóa hoạt động PCCC
7.1. Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học PCCC
Trong giai đoạn 2014-2018, đã và đang nghiên cứu 03 đề tài nghiên cứu khoa học, có tính ứng dụng cao.
7.2. Công tác xã hội hóa hoạt động PCCC
Tình hình và kết quả xã hội hóa hoạt động PCCC: đã có những chuyển biến khá tích cực, phong trào toàn dân tham gia PCCC đã huy động được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương vào cuộc. Tuy nhiên đánh giá chung vẫn còn mang tính hình thức, chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm, vào ngày 04/10 “ngày toàn dân PCCC” hàng năm, chưa đi vào chiều sâu, nhận thức của người dân đối với công tác này vẫn chưa cao, coi đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện tại trên địa bàn chưa có các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, cũng như tham gia sản xuất, lắp ráp phương tiện PCCC.
8. Hợp tác quốc tế về PCCC
Đã chi viện cho lực lượng PCCC Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 06 lượt xe chữa cháy cùng cán bộ, chiến sỹ tham gia hỗ trợ chữa cháy 02 vụ cháy xảy ra trên địa bàn tỉnh Savanakhet theo yêu cầu của nước bạn.
III. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PCCC; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Ưu điểm
Từ 2014 đến nay công tác triển khai và thực hiện, các ngành, chính quyền các cấp đã tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai đồng bộ các biện pháp PCCC trên tất cả các lĩnh vực: tham mưu chỉ đạo, tuyên truyền vận động quần chúng, kiểm tra hướng dẫn, xây dựng lực lượng PCCC, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH... Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH và lực lượng PCCC tại chỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có sự lớn mạnh. Phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC ngày càng phát triển, công tác PCCC từng bước được xã hội hoá. Từng bước tổ chức tốt “Ngày toàn dân PCCC” 04/10 hàng năm. Xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào quần chúng PCCC, được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng. Vai trò, vị trí và hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác PCCC ngày được nâng cao, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế của địa phương; đã kiềm chế và kiểm soát, hạn chế thiệt hại các vụ cháy, nổ trên địa bàn.
Các địa phương và các cơ sở mà Đoàn giám sát đến làm việc và khảo sát cơ bản đã thực hiện tốt pháp luật về PCCC như: thành lập các đội PCCC cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng định kỳ; có phương án PCCC được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thực tập phương án PCCC cho cơ sở; có trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; có kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC nghiêm túc. Một số doanh nghiệp có chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, động viên lực lượng làm nhiệm vụ PCCC.
Một số cơ sở thực hiện tốt chính sách, pháp luật về PCCC như Chợ Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh) 20 năm nay không xảy ra vụ cháy nào, nội quy PCCC rõ ràng, trang thiết bị PCCC hoạt động tốt, có lực lượng PCCC thường trực thường xuyên, phân công phân nhiệm rõ ràng, hệ thống điện của chợ bố trí hợp lý, hạn chế tối đa việc cháy chập điện. Công ty TNHH Dệt may VTJ Toms, nhà máy may Phong Phú tại Cụm công nghiệp Diên Sanh (huyện hải Lăng) và nhà máy MDF 1 của Công ty Công ty Cổ phần gỗ MDF VGR Quảng Trị tổ chức tốt lực lượng PCCC cơ sở, thường xuyên được huấn luyện, diễn tập, đầu tư trang thiết bị hiện đại, có chế độ phụ cấp thường xuyên cho đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải Công ty thành lập Ban phòng cháy chữa cháy rừng của Công ty và xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại công ty và các Chi nhánh Xí nghiệp; xây dựng phương án Phòng cháy, chữa cháy của Công ty hàng năm từ năm 2014 đến năm 2019; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ về phòng chống cháy, nổ cho lực lượng bảo vệ rừng; trang bị 22 bình chữa cháy tại Văn phòng Công ty, tại 03 chi nhánh Xí nghiệp và các trạm bảo vệ rừng. Từ năm 2014 đến nay Công ty không có vụ cháy rừng lớn và vừa xảy ra. Công ty Xăng dầu Quảng Trị có 39 của hàng xăng dầu và 10 cửa hàng khí gas nhưng do tổ chức tốt lực lượng và quán triệt tốt quy định PCCC trong vận hành, khai thác công trình trong kinh doanh, vận chuyển hàng hóa nên trong nhiều năm qua không có vụ cháy nào xảy ra…
2. Hạn chế, bất cập
2.1. Việc tổ chức tuyên truyền về PCCC mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực nhưng hầu hết chỉ tập trung tăng cường vào một số dịp như: “Ngày toàn dân PCCC”, “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ”; chưa xây dựng được chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền định kỳ về công tác PCCC và CNCH; chưa công khai những thiếu sót, tồn tại ở các đơn vị cơ sở; ít có những bài viết, phóng sự có giá trị tác động, ảnh hưởng làm thay đổi nhận thức và hành vi xã hội về công tác PCCC. Chưa có lực lượng chuyên trách làm công tác tuyên truyền PCCC mà chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, do đó còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực nhất là nghiệp vụ, kỹ năng công tác thông tin tuyên truyền. Ngoài ra, phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền thiếu; nguồn kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền rất hạn hẹp. Nhận thức về xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC của một số cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu đơn vị, cơ sở còn hạn chế, bất cập; thậm chí còn chủ quan, coi nhẹ công tác này.
2.2. Kế hoạch, phương án PCCC hàng năm các địa phương, cơ sở nhìn chung còn đơn giản, nội dung còn chung chung, hình thức, thiếu cụ thể (nhất là cấp xã, phường, thị trấn); chưa thống nhất quy định cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tính khả thi không cao. Các phương án giả định các tình huống cháy nổ, cơ chế huy động, phối hợp lực lượng, thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” không rõ ràng, thiếu toàn diện.
2.3. Hoạt động của Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo PCCC CHCN còn nhiều hạn chế; chưa tham mưu đầy đủ, toàn diện cho cấp ủy, chính quyền thực thi chính sách, pháp luật về PCCC theo luật định. UBND tỉnh mới chỉ thành lập được Ban chỉ đạo PCCCR, chưa thành lập Ban chỉ đạo về PCCC và CNCH cấp tỉnh.
2.4. Đầu tư về tài chính, chính sách, chế độ, trang thiết bị cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng không thực hiện được theo các quy định chính sách và pháp luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Về cơ bản khối xã, phường, thị trấn không đảm bảo được chính sách, chế độ cho lực lượng làm nhiệm vụ PCCC; vật chất, phương tiện trang bị cho lực lượng này hàng năm hoặc không có gì, hoặc quá đơn giản, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nguồn kinh phí bố trí cho nhiệm vụ PCCC bố trí chung trong nguồn chi nhiệm vụ QPAN, không rõ ràng, cụ thể. Kinh phí hỗ trợ thường xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó, cán bộ, đội viên Đội dân phòng theo quy định tại Điều 35, Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ chưa được thực hiện.
2.5. Việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực chưa được quy định cụ thể.
Chưa thực hiện nghiêm Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, PCCC; phòng chống bạo lực gia đình”.
Kết quả công tác xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm quy định an toàn về PCCC còn thấp; việc chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm về PCCC và khắc phục những tồn tại vi phạm tại cơ sở tuy có thực hiện nhưng chưa nghiêm, mang tính đối phó; hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC còn bất cập, chưa bao quát hết các hành vi vi phạm. Thực tế công tác quản lý về PCCC cho thấy một số lỗi vi phạm pháp luật về PCCC chưa được quy định rõ trong các Nghị định về xử phạt hành chính trước đây đã gây nhiều khó khăn trong công tác xử phạt như: Hành vi bán bảo hiểm cháy nổ nhưng không có biện pháp PCCC cho cơ sở, bán bảo hiểm khi cơ sở không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC theo quy định... Nhiều hành vi vi phạm về PCCC còn quy định chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng trong công tác xử phạt chưa thực sự hiệu quả. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ vẫn còn tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó cũng có một phần liên quan đến chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực này có nhiều thay đổi, kinh phí đầu tư lớn; số cơ sở chưa mua BHCN bắt buộc còn nhiều (248 cơ sở/445= 55,7%).
2.6. Việc trang bị phương tiện và thiết bị, chế độ chính sách cho lực lượng cảnh sát PCCC có nhiều bất cập:
Về phương tiện trang bị, các xe hãng Nissan, Hino, MAN, ISUZU, DOL (Công ty Động Lực Việt Nam hoán cải, lắp ráp) đang phát huy tác dụng tốt nhưng có nhược điểm của các loại xe này là gầm thấp, chỉ chữa cháy tốt ở thị xã, thành phố, đồng bằng, những nơi có giao thông tốt, còn chữa cháy rừng hoặc địa hình phức tạp thì khả năng cơ động kém; Các xe đã qua sử dụng (xe chỉ huy, xe chở phương tiện chữa cháy) thường xuyên hư hỏng, phụ tùng thay thế khan hiếm, khắc phục khó khăn; Các phương tiện CNCH mới được cấp phụ tùng thay thế rất hiếm.
Hệ thống thông tin liên lạc được trang cấp cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã từ lâu, đến nay đã xuống cấp, hệ thống bộ đàm cầm tay chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH.
Chế độ, chính sách chưa được thực hiện như đã đề cập ở phần II, 4, 4.2.
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và hệ thống pháp luật PCCC và CNCH chưa bao quát hết được công tác PCCC và CNCH.
2.7. Công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đã đi vào nề nếp, góp phần loại trừ các nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến cháy nổ ngay từ giai đoạn thiết kế và trước khi đưa công trình vào sử dụng. Tuy nhiên, chưa bao quát hết tất cả các đối tượng thuộc diện phải thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; một số công trình được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt, thi công hoàn thành nhưng chủ đầu tư không tiến hành nghiệm thu về PCCC vẫn đưa vào hoạt động (tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể...) đến khi lực lượng chức năng kiến nghị nhiều lần mới tiến hành hoàn thành công tác nghiệm thu.
2.8. Tổ chức, lực lượng, hoạt động của đội PCCC cơ sở, dân phòng ở một số cơ quan, doanh nghiệp, nhất là khối xã, phường, thị trấn chưa thường xuyên, thực sự còn mang tính hình thức. Việc đầu tư trang thiết bị phương tiện chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu PCCC tại chỗ, công tác huấn luyện, diễn tập, thực tập còn đơn giản, không đầy đủ; nhiều nơi không thực hiện được.
Khoảng cách giữa các đội chữa cháy quá xa so với yêu cầu tiêu chuẩn, hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 đội chữa cháy (khoảng cách 80km) bán kính bảo vệ quá lớn, nên khả năng cơ động đến đám cháy kém hiệu quả; hệ thống thông tin liên lạc đã cũ thường xuyên hỏng hóc; trang bị phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCCC và CNCH còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng, đặc biệt là phương tiện bảo hộ cá nhân, dụng cụ phương tiện CNCH trên cao, dưới nước...
2.9. Việc chấp hành quy định về PCCC, thực hiện chế độ tự kiểm tra, chấn chỉnh công tác PCCC ở một số ngành, địa phương cấp xã, cơ sở sản xuất tư nhân chưa được quan tâm thường xuyên, nền nếp, chưa trở thành ý thức tự giác. Việc chấp hành các quy định, chế độ nội quy PCCC trong cán bộ công nhân viên và nhân dân ở cơ quan, đơn vị và địa bàn dân cư chưa thực sự nghiêm túc. Việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt rất thấp (44,3%).
Công tác điều tra cháy, nổ còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng và thực thi trong thực tế như: Theo Thông tư số 39/2015/TT-BCA ngày 21/8/2015 của Bộ Công an về “phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy nổ của lực lượng Công an nhân dân”, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH được thực hiện một số điều tra ban đầu đối với một số vụ cháy có quy mô nhỏ, tuy nhiên hiện tại Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh chưa được bố trí cán bộ đã qua đào tạo nghiệp vụ điều tra.
2.10. Hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy còn nhiều bất cập, chưa được quy hoạch và quản lý đồng bộ (hệ thống cấp nước chữa cháy khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đựơc triển khai xây dựng và lắp đặt các trụ nước chữa cháy theo Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an. Tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều, nhất là trong các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung và các doanh nghiệp trọng điểm về PCCC. Mặt khác việc quản lý các trụ nước chữa cháy ở một số địa bàn chưa chặt chẽ, một số trụ nước chữa cháy bị hư hỏng, thiếu đồng bộ… cần có biện pháp quản lý tốt để phục vụ công tác chữa cháy).
2.11. Công tác nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến trong lĩnh vực PCCC và CNCH cho đến nay vẫn chưa được chú trọng và đang là một khâu yếu.
Tại các địa phương và cơ sở nơi đoàn giám sát đến làm việc và khảo sát đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập như:
- Tại một số cơ sở sản xuất các biểu bảng về tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC lâu ngày bị mờ, chữ nhỏ, lại treo ở chỗ khuất tầm nhìn nên hiệu quả tuyên truyền trực quan chưa cao.
- Các cơ sở kinh doanh karaoke được đầu tư trang bị hệ thống PCCC khá đồng bộ nhưng không có người được huấn luyện sử dụng trang, thiết bị ứng trực thường xuyên nên khi đoàn đến khảo sát thao tác, vận hành còn nhiều lúng túng, mất nhiều thời gian; việc huấn luyện cho lực lượng PCCC tại các cơ sở này chưa đáp ứng được yêu cầu; hệ thống thoát nạn có chú ý quan tâm lắp đặt nhưng chưa bảo đảm thoát nạn nhanh, có nơi còn lắp đặt theo kiểu đối phó, không có tác dụng thoát nạn.
- Hệ thống điện trong các chợ mặc dù đã có những cải thiện nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro chập cháy, nhất là các chợ khu vực, chợ cấp xã. Phần lớn các chợ chưa lắp đặt được hệ thống camera kiểm soát hệ thống báo cháy tự động, nguy cơ tiềm ẩn về cháy nổ còn cao.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Do tình hình kinh tế xã hội của địa phương ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngày càng gia tăng với số lượng lớn, tuy nhiên hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ thiếu thống nhất không đáp ứng được yêu cầu công tác PCCC và CNCH, nguồn ngân sách đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác PCCC còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với tình hình phát triển của địa phương.
- Việc triển khai mở rộng mạng lưới các đơn vị Cảnh sát PCCC khu vực còn chậm do chủ trương chung của Bộ về việc không tăng biên chế và mở rộng mô hình tổ chức. Việc thành lập Đội CNCH tại Công an tỉnh gặp khó khăn do tại Quyết định số 14047/QĐ-X11 ngày 12/11/2013 của Tổng cục chính trị CAND (cũ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an các tỉnh không có Đội CNCH.
  - Chưa có quy định xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực; giải pháp hữu hiệu để bảo đảm an toàn về PCCC cho một số loại hình cơ sở mới xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ như loại hình nhà ở liền kề, nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà cho thuê trọ…
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Một số cấp chính quyền, cơ quan đơn vị chưa thực sự quan tâm củng cố xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC, nhất là ở một số cơ sở kinh doanh, sản xuất tư nhân, một số cơ sở liên doanh với đối tác nước ngoài, một số phường, xã dân cư tập trung; Trách nhiệm của người đứng đầu ở một số đơn vị, địa phương, cơ sở trọng điểm về PCCC chưa được đề cao trong việc chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC, mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
- Việc triển khai thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC và các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác PCCC, về ngăn chặn cháy lớn của các cấp, các ban ngành có nơi, có lúc chưa thực sự nghiêm túc, chưa kịp thời. Việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tham gia công tác PCCC tuy có những chuyển biến, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức.
- Năng lực tham mưu và sự phối hợp trong công tác tham mưu chỉ đạo của các ngành chức năng chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao; sự quan tâm đầu tư cho công tác PCCC và CNCH chưa thực sự tương xứng với vị trí vai trò, nhiệm vụ công tác PCCC và CNCH ở tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đã được quan tâm bố trí đủ số lượng theo quy định của Công an tỉnh, tuy nhiên lại không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra an toàn về PCCC của lực lượng CAND, dẫn đến việc kiểm tra chưa bảo đảm đủ số lượt theo quy định đối với từng cơ sở, nên việc đề ra biện pháp phòng ngừa cho cơ sở chưa được thường xuyên, kịp thời; khả năng tuyên truyền vận động về PCCC của CBCS còn hạn chế, chủ yếu qua kinh nghiệm thực tiễn công tác nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
- Dù đã được tăng cường, tuy nhiên biên chế của các đơn vị Cảnh sát PCCC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác PCCC và CNCH. Việc áp dụng chế độ, chính sách đối với lái xe chữa cháy theo quy định tại Công văn số 5239/X11-X13 ngày 20/5/2015 của Tổng cục chính trị CAND (cũ) gặp nhiều khó khăn; phần lớn chiến sỹ nghĩa vụ có kinh nghiệm chữa cháy, CNCH sau khi hoàn thành nghĩa vụ không được tuyển dụng lại.
- Công tác xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân vi phạm chưa quyết liệt; một số trường hợp vi phạm không chấp hành nghiêm các quy định xử phạt, dẫn đến cơ quan Cảnh sát PCCC gặp nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế thi hành nộp phạt. Việc tạm đình chỉ, đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định về PCCC gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư, an sinh xã hội...
- Cán bộ kiêm nhiệm điều tra xử lý về PCCC còn hạn chế về trình độ và kinh nghiệm trong việc thực hiện điều tra ban đầu, mặt khác, để xác định nguyên nhân cháy, nổ đòi hỏi quá trình điều tra ban đầu phải trưng cầu giám định nguyên nhân cháy, nhưng các quy định của pháp luật chưa có quy định lực lượng Cảnh sát PCCC được thực hiện hoạt động trưng cầu giám định; quan hệ phối hợp trong công tác điều tra cháy, nổ giữa lực lượng Cảnh sát PCCC với cơ quan cơ quan điều tra, Viện kiểm sát còn chưa chặt chẽ và thiếu tính thống nhất.
- Chế độ chính sách động viên, khuyến khích hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng chưa được quy định rõ ràng và còn bất cập, nhiều chế độ không thực hiện được, do vậy chưa có tác dụng khuyến khích, phát huy được vai trò trách nhiệm của cá nhân trong công tác PCCC.
- Việc phân công trách nhiệm giữa các cấp, các cơ quan, ban ngành trong việc quản lý hệ thống cấp nước chữa cháy công cộng chưa rõ ràng, cụ thể, còn chồng chéo nên hệ thống cấp nước chữa cháy công cộng nhiều nơi bị xuống cấp và không được sửa chữa, khắc phục kịp thời, chưa phát huy được hết tác dụng.
- Việc đầu tư kinh phí để có hệ thống PCCC đồng bộ, theo tiêu chuẩn phải tốn nhiều kinh phí do đó các cơ sở, doanh nghiệp thường ngại đầu tư.
4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Những hạn chế, thiếu sót trong chấp hành chính sách, pháp luật về PCCC có nguyên nhân là do người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, người đứng đầu một số sở ngành chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC theo quy định của pháp luật; trang bị phương tiện tại chỗ còn thiếu và kém về chất lượng. Ở nhiều nơi vẫn coi việc PCCC là của lực lượng Công an, lực lượng Cảnh sát PCCC...
- Việc triển khai thực hiện phương châm “Bốn tại chỗ” còn hạn chế, nhất là trong bố trí, đào tạo lực lượng PCCC cơ sở, trang bị phương tiện, thực tập phương án chữa cháy tại chỗ. Quy hoạch mạng lưới hệ thống cơ sở hạ tầng về PCCC, giao thông phục vụ chữa cháy và mạng lưới cấp nước chữa cháy đô thị, công nghiệp phục vụ chữa cháy chưa đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả. Các điều kiện an toàn PCCC và CNCH ở nhiều loại hình cơ sở không đáp ứng được yêu cầu quy định hiện hành.
- Nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ đối với PCCC chưa đầy đủ, còn chủ quan, xem nhẹ việc phòng ngừa; chưa có phương án để xử lý tình huống khi cháy, nổ xảy ra.
IV. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PCCC
1. Về lãnh đạo, chỉ đạo
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định PCCC là yếu tố quyết định trong tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật PCCC.
Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó vai trò của cơ quan quản lý nhà nước mà lực lượng Công an nòng cốt (trực tiếp là lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH) với sự tham gia tích cực của các Sở, Ban, ngành, đơn vị, cơ sở, hộ gia đình và mọi tầng lớp nhân dân trong thực hiện công tác PCCC. Quan tâm xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, đầu tư kinh phí mua sắm các loại phương tiện chữa cháy phù hợp để chủ động phát hiện và tổ chức dập tắt đám cháy ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Qúa trình chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương phải xây dựng được kế hoạch PCCC, phương án xử lý các tình huống, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động, tổ chức  sơ kết rút kinh nghiệm, có chế độ chính sách khen thưởng, động viên kịp thời.
- Thường xuyên kiện toàn và củng cố Ban chỉ đạo PCCC các cấp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa để huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho công tác PCCC.
- Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc, nhắc nhở uốn nắn những biểu hiện chủ quan, coi nhẹ công tác PCCC. Đồng thời xử lý ngiêm túc, đảm bảo tính kỷ cương trong chấp hành chính sách, pháp luật các quy định có tính chất bắt buộc đối với nhiệm vụ PCCC.
2. Về quản lý nhà nước
- Coi trọng và luôn luôn đổi mới các hình thức tuyên truyền, bám sát địa bàn cơ sở để xây dựng phong trào quần chúng PCCC; tuyên truyền, hướng dẫn cho đông đảo các tầng lớp nhân dân về các quy định PCCC, kiến thức PCCC và CNCH cơ bản để mỗi người dân tự chủ động biết cách phòng cháy, tự giác chấp hành và tích cực tham gia các hoạt động PCCC và CNCH.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, cơ sở trong công tác PCCC theo đúng quy định của Luật PCCC. Khi người đứng đầu các đơn vị, cơ sở thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện công tác PCCC tại đơn vị, cơ sở thì công tác PCCC mới có hiệu quả, các điều kiện an toàn PCCC mới được duy trì, công tác tự kiểm tra an toàn PCCC được tiến hành thường xuyên thì nguy cơ gây cháy được loại trừ, hoặc nếu có cháy xảy ra thì được phát hiện và dập tắt kịp thời, không để cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.
- Phải hết sức chú trọng công tác phòng cháy, thực hiện công tác phòng ngừa là chính, bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC trong từng khu dân cư, từng cơ sở, từng hộ gia đình. Phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ để chủ động phòng ngừa và chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
- Việc thực hiện công tác PCCC phải bảo đảm đồng bộ trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị, từ đó có đầu tư tương xứng cho công tác PCCC. Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết công tác PCCC để kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những nơi còn yếu kém, đồng thời biểu dương khen thưởng và nhân rộng các địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt công tác PCCC.
- Tăng cường công tác xử lý những trường hợp vi phạm quy định về PCCC. Đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng, không an toàn, có nguy cơ cháy lớn và đe dọa tính mạng của nhiều người thì phải có biện pháp xử lý kiên quyết.
- Củng cố, xây dựng phong trào PCCC theo phương châm “Bốn tại chỗ” trong hoạt động PCCC: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, phương án tại chỗ, hậu cần và chỉ huy tại chỗ.
- Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đủ mạnh để bảo đảm cho lực lượng chủ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cần coi việc đầu tư cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH nói riêng là trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.
Phần III
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với Chính phủ:
- Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC”, nhất là đối với những quy định về “Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy” tại Chương VI của Nghị định là quá khó thực hiện, thiếu tính khả thi, chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
- Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 1110/QĐ-TTg, ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng PCCC cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
2. Đối với Bộ Công an:
- Sớm tham mưu với cấp có thẩm quyền, ban hành quy định bố trí mạng lưới các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực bảo đảm bán kính bảo vệ theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định nhằm rút ngắn thời gian di chuyển của xe chữa cháy đến đám cháy (quá trình phát triển không làm tăng biên chế cũng như cơ cấu tổ chức).
- Nghiên cứu chuyển việc cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp cho cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH để thuận tiện cho các doanh nghiệp có kinh doanh sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp tránh việc phải làm thủ tục ở 02 cơ quan (nhiệm vụ cấp phép này trước đây đã được lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thực hiện và có hiệu quả tốt).
- Quan tâm đề xuất cấp có thẩm quyền đề xuất nâng mức phụ cấp đặc thù cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH được hưởng ở mức tối đa theo quy định đối với ngành, nghề lao động nặng nhọc trong môi trường độc hại.
3. Đối với địa phương:
3.1. Kiến nghị Tỉnh ủy:
Tăng cường kiểm tra, giám sát chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của BBT TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị.
3.2. Kiến nghị HĐND tỉnh:
- Rà soát, ban hành các chính sách thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể như sau:
+ Kiến nghị HĐND tỉnh tăng cường giám sát việc phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2, Điều 55 sửa đổi, bổ sung: "Trong nhiệm vụ chi ngân sách Quốc phòng và An ninh hàng năm của UBND các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy và chữa cháy".
+ Khẩn trương ban hành quy định thực hiện Điều 63a: "Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực. Đối với kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người phải có phương án di chuyển, bảo đảm khoảng cách an toàn.”
- Ban hành Nghị quyết thực hiện chế độ chính sách đối với chức danh Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 35, Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
3.3. Kiến nghị UBND tỉnh:
 - Thành lập Ban chỉ đạo công tác PCCC và CNCH của tỉnh; đồng thời, kiện toàn BCĐ PCCC và CNCH các cấp (huyện, xã) để tăng cường chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC và CNCH trong phạm vi toàn tỉnh; tăng cường chỉ đạo xây dựng lực lượng PCCC cơ sở thực lực, thực chất. Chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành xây dựng thống nhất kế hoạch, phương án PCCC, CNCH hằng năm và quy định cấp có thẩm quyền phê duyệt; có kế hoạch tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô lớn định kỳ, có sự phối hợp của nhiều lực lượng đối với các cơ sở trọng điểm, nguy hiểm cháy, nổ cao do UBND tỉnh chủ trì; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình”.
- Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp PCCC và CNCH; quan tâm xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ, trong đó chú trọng xây dựng Đề án trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng chữa cháy cơ sở theo quy định tại Thông tư 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành và Thông tư 48/2015/TT-BCA ngày 06/10/2015 quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành.
 - Tiếp tục quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp và hỗ trợ tích cực để Công an tỉnh hoàn thành việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” và các dự án thành phần theo Nghị quyết HĐND tỉnh phê duyệt, trong đó cần ưu tiên bố trí quỹ đất và đầu tư kinh phí xây dựng doanh trại, mua sắm trang thiết bị PCCC và CNCH để lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH ngày càng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
3.4. Kiến nghị Công an tỉnh:
- Tăng cường điều tra cơ bản, nắm tình hình địa bàn cơ sở; kiểm tra việc chấp hành các quy định về PCCC, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm về việc mua BHCN bắt buộc quy định tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho cấp huyện và các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp, các chủ rừng để phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong công tác PCCC; nhất là thực tập các phương án chữa cháy và CNCH tại cơ sở, xử lý tình huống cháy nổ lớn có sự phối hợp thực hiện của nhiều lực lượng, bảo đảm phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất luôn chủ động, sẵn sàng cho công tác chữa cháy, CNCH.
- Về tổ chức, bộ máy: Cần nghiên cứu, thành lập các Đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH khu vực để bảo đảm bán kính của một Đội Cảnh sát chữa cháy và  CNCH khu vực theo đúng quy định, đồng thời giảm bán kính bảo vệ trên từng địa bàn, rút ngắn thời gian đến các cơ sở khi xảy ra cháy nổ. Nghiên cứu bố trí vị trí, tổ chức lực lượng chuyên trách PCCC khu vực phía Nam tỉnh ở vị trí thuận lợi phục vụ nhiệm vụ PCCC cho Khu kinh tế Đông Nam tỉnh phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Khu kinh tế động lực này.
- Về biên chế: Cần bổ sung cán bộ được đào tạo lái xe chữa cháy và cán bộ được đào tạo quản lý phương tiện chữa cháy và CNCH; CBCS chuyên ngành CNCH.
3.5. Kiến nghị UB Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin truyền thông:
Tích cực, chủ động, đổi mới nội dung và hình thức nhằm tăng cường công tác thông tin, truyền thông; tuyên truyền phổ biến rộng rãi chính sách, pháp luật về PCCC đến với đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Vận động nhân dân hưởng ứng và tham gia tốt Ngày toàn dân PCCC 04/10 hằng năm; tích cực, tự giác trong thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC; đưa công tác PCCC, an toàn cháy nổ trở thành tiêu chí phấn đấu, đánh giá trong  thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Trên đây là báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị trân trọng báo cáo./.
 
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Đoàn giám sát (Ủy ban QP và AN);
- Bộ Công an;
- Vụ phục vụ hoạt động giám sát, VPQH;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMT tỉnh;
- Các ngành tham gia thành viên Đoàn GS;
- Các địa phương, cơ sở đối tượng GS;
- Lưu: VT.
 
TM.ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
TRƯỞNG ĐOÀN
 
 
(Đã ký)
 
 
Hoàng Đức Thắng
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây