Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về tình hình phát triển kinh kế xã hội

Chủ nhật - 23/10/2022 21:13 1.292 0
Sáng ngày 22/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận tại Tổ đại biểu về các nội dung quan trọng liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và tổng kết thí điểm cơ chế đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh. Tại Tổ số 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa, Thái Bình tham gia thảo luận.
Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp
Nội dung thảo luận ở Tổ đại biểu về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý). Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH17 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng, UVBTVTU, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho rằng trong bối cảnh đất nước ta vẫn đang đối mặt với đại dịch Covid- 19, thiên tai, dịch bệnh, bão lũ liên tục, thì những con số kết quả trong Báo cáo của Chính phủ về kinh tế xã hội trong 9 tháng đầu năm là rất ngoạn mục, khiến cử tri và nhân dân cả nước phất khởi, vui mừng. Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh không nên “quá lạc quan” dẫn đến “chủ quan” mà nên chậm lại để có cái nhìn thực chất của sự tăng trưởng này sẽ còn nhiều thách thức, khó khăn. Chất lượng nền kinh tế, tốc độ tăng năng suất lao động còn thấp, khả năng bền vững và cạnh tranh phải nổ lực hơn.

Tỷ lệ thu ngân sách giảm, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm vẫn là hạn chế trong nhiều năm qua. Tình hình biến động xăng dầu nhưng chưa có một kịch bản chiến lược lâu dài về nguồn cung, tình hình an toàn phòng chống cháy nổ, vấn đề đất đai, ngập lụt đô thị… cũng là những vấn đề nóng trong thời gian qua được nhiều cử tri quan tâm, phản ánh.

Với đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2023 đại biểu đánh giá là có cơ sở, báo cáo Chính phủ cần phân tích làm rõ thêm nguyên nhân chủ quan để rút kinh nghiệm thực hiện và đưa ra sự cảnh báo cho các tỉnh, thành phố khác đang hưởng đặc thù này.
Đề xuất Quốc hội tái giám sát hoặc giám sát kết luận chuyên đề giám sát phòng cháy chữa cháy trước đây; đề xuất Chính phủ cần có những giải pháp căn cơ, mang tính chiến lược lâu dài để ổn định tình hình xăng dầu; đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm; quan tâm, hỗ trợ nhà ở cho giáo viên miền núi, vùng đặc biệt khó khăn...
Đại biểu Hà Sỹ Đồng tham gia phát biểu tại Tổ

Tham gia thảo luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá GDP Q3/22 tăng mạnh tới 13,67% so cùng kỳ năm trước, giúp kéo tăng trưởng GDP cả năm 2022 khả năng cao đạt trên 8%. Thành tích này là rất tích cực, tuy nhiên cần lưu ý một phần quan trọng là nhờ nền thấp của năm 2021 – năm Covid.

CPI bình quân 9 tháng đầu 2022 mới tăng 2,73% so cùng kỳ năm trước, giúp mục tiêu cả năm dưới 4% chắc chắn sẽ đạt. Thành tích này có được phải khẳng định nhờ nỗ lực điều hành bình ổn giá của Chính phủ, trong đó có vai trò đáng kể của ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết cung tiền, cố gắng giữ ổn định tỷ giá giúp giảm thiểu nhập khẩu lạm phát.

Nhưng đại biểu cũng nhận định rằng, kinh tế Việt Nam có “trễ nhịp” nhất định so với kinh tế thế giới. Khi nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc và các nền kinh tế phát triển, đã bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế mạnh mẽ thì ta chưa. Đồng thời, đại biểu Hà Sỹ Đồng đánh giá chủ trương treo tỷ giá để giúp neo kỳ vọng và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đã được kiểm chứng 1 cách vững chắc là khá hiệu quả. Như vậy, mục tiêu giảm lãi suất theo Nghị quyết 43 có vẻ nặng về ý chí chính trị, là đi ngược hướng bão, nên sẽ khó khả thi trong thời gian tới đây.

Trao đổi với các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, ông Nguyễn Chí Dũng - đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đánh giá cao sự đóng góp ý kiến của các đại biểu. Trước tình hình thay đổi nhanh, khó lường của tình hình trong nước và thế giới, sự nổ lực của toàn Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự ủng hộ của toàn dân để đạt được những kết quả tốt này. Bộ trưởng khẳng định thách thức trong thời gian sắp tới là rất lớn nên chúng ta không được chủ quan, không được thỏa mãn vì kết quả này chưa nói lên điều gì, kinh tế đất nước vẫn đang trong giai đoạn lấy lại đà tăng trưởng chứ chưa phải là bước đột phá. Còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ phải tập trung có phương án để tháo gỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp bởi đây là nhân tố đóng góp cho sự phát triển của kinh tế. Đồng thời, những vấn đề khác Bộ trưởng nghiêm túc ghi nhận, tiếp thu và điều chỉnh để khắc phục những bất cập, thắc mắc của các đại biểu đã nêu tại buổi thảo luận./.

Tác giả: Phương Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây