Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng - Cần tập trung xử lý Các Tổ chức tín dụng yếu kém

Thứ năm - 18/01/2024 21:24 194 0
Chiều ngày 15/01, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng - Cần tập trung xử lý Các Tổ chức tín dụng yếu kém
Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận, ý kiến đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đồng tình với Ban soạn thảo Luật Các Tổ chức tín dụng đã cầu thị, nghiên cứu tiếp thu sửa đổi, bổ sung nghiêm túc các ý kiến thảo luận của các ĐBQH tại các phiên thảo luận trước đó, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Quốc hội cần tập trung xem xét vấn đề xử lý Tổ chức tín dụng yếu kém.
Đại biểu cho rằng: Tổ chức tín dụng bản chất là những Định chế trung gian tài chính, thực hiện kinh doanh dựa trên “niềm tin” của khách hàng.Tổ chức tín dụng bao gồm nhiều loại hình, trong đó chỉ có loại hình Ngân hàng thương mại mới có thể thực hiện được tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạt động kinh doanh khác theo Luật định nhằm mục tiêu lợi nhuận, theo đó, mới có mức độ ảnh hưởng lớn tới tính an toàn hệ thống.
Các loại hình Tổ chức tín dụng còn lại đều bị giới hạn ở những mức độ khác nhau về phạm vi, quy mô, đối tượng, loại nghiệp vụ được phép kinh doanh,  đi cùng là mức độ rủi ro được chấp nhận.
Các loại hình Tổ chức tín dụng còn lại đều bị giới hạn ở những mức độ khác nhau về phạm vi, quy mô, đối tượng, loại nghiệp vụ được phép kinh doanh,  đi cùng là mức độ rủi ro được chấp nhận.
Tương ứng với mỗi loại hình, sẽ có các mức độ tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu khác nhau về quản trị - điều hành, hiển nhiên đối với Ngân hàng thương mại sẽ ở cấp độ cao nhất, khắt khe nhất. Điều này có nghĩa là: gần như chỉ loại hình Ngân hàng thương mại, bỏ qua những ngân hàng quá nhỏ, mới có khả năng gây nên các vấn đề “hoảng loạn hay tháo chạy ngân hàng”, đe doạ tạo rủi ro lan truyền làm “mất an toàn hệ thống”. Mà những vấn đề như vậy chủ yếu phải nảy sinh từ những nguyên nhân khách quan như: điều kiện kinh doanh tiền tệ bất ngờ thay đổi; xuất hiện các cú sốc tiêu cực; môi trường vĩ mô bất ổn; niềm tin bị lung lay gây ra những tin đồn nguy hại…. bên cạnh nguyên nhân chủ quan như trên là sự cố tình vi phạm của giới sở hữu, quản lý, điều hành ngân hàng về các quy định, các tỉ lệ an toàn hoạt động đến mức gây hậu quả đáng kể …
Từ đó mới bắt buộc dẫn tới các đòi hỏi về biện pháp như: “can thiệp sớm” và “kiểm soát đặc biệt”; “biện pháp hạn chế”;  “biện pháp hỗ trợ”;  “xử lý trường hợp ngân hàng bị rút tiền hàng loạt”;  “vay, cho vay đặc biệt” … được  quy định từ Điều 156 đến Điều 194 thuộc các chương 9, 10, 11 của Dự thảo Luật.
Đại biểu nhận xét, các biện pháp trên chỉ đúng với điều kiện các cơ chế hay chương trình như: “3 lớp phòng thủ”, “giám sát từ xa – thanh tra tại chỗ”,  "bảo hiểm tiền gửi công khai và bảo hiểm tiền gửi ngầm định”, “giám sát cẩn trọng vĩ mô và giám sát an toàn vi mô” … được triển khai nghiêm túc, thực chất, phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Từ những sự cố nghiêm trọng kiểu như “Sự kiện Ngân hàng Thương mại cổ phần SCB” mới đây, lẽ ra rất khó xảy ra và khi xảy ra, hệ luỵ đáng ra không tiêu cực đến vậy, tổn thất không lớn đến vậy. Điều này càng đúng đối với các loại hình Tổ chức tín dụng không phải là Ngân hàng Thương mại, xét dưới mức độ quan trọng đối với an toàn hệ thống. Và khi có những sự cố như vậy xảy ra, thông lệ quốc tế tốt cũng như những bài học kinh nghiệm đắt giá Việt Nam đúc rút được đều chỉ ra rằng: Ngân hàng Nhà nước- với tư cách là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam, nên được trao quyền nhiều hơn, mạnh hơn để có thể phản ứng, xử lý nhanh nhạy, hiệu quả trước các “sự cố ngân hàng”, nhằm giảm thiểu thiệt hại và ngăn chặn nguy cơ mất an toàn hệ thống.
Tất nhiên, trong bối cảnh hiện nay, quan điểm này có thể khiến một số đại biểu Quốc hội quan ngại và một bộ phận người dân lo lắng. Vấn đề nằm ở chỗ mối tương quan tất yếu giữa cực “quyền tự chủ” với “tính minh bạch” và “trách nhiệm giải trình” ; 2 cực còn lại giúp tạo nên uy tín, danh tiếng cho Ngân hàng Nhà nước, theo đại biểu thì chưa được thiết lập một cách cân bằng.

                                                                           Nguyễn Thị Lý


 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây