ĐBQH Hà Sỹ Đồng: Cần xem xét, đánh giá lại các quy định về tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ của Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở để phù hợp với tính chất "tham gia, hỗ trợ" "tự chủ, tự quản" của cộng đồng dân

Thứ bảy - 28/10/2023 23:42 105 0
Sáng ngày 27/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại Hội trường
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại Hội trường
Tham gia phát biểu tại phiên họp, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban TCNS của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tán thành sự cần thiết phải xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. đây là lực lượng có điều kiện tiếp cận, xử lý những vn đề phát sinh tại cơ sở và giúp lực lượng chuyên trách, chính quylà công an xã giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự trên địa bàn của cộng đồng dân cư.
Tham gia nội dung cụ thể Dự thảo, ý kiến đại biểu không đồng tình với quy định tại khoản 2, Điều 2: "Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập" với lý do: cơ sở là cộng đồng dân cư của các thôn, làng, ấp bản, tổ dân phố, hoạt động theo hình thức tự quản, thì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phải do Bí thư, Tổ trưởng dân phố (làng, xóm, ấp) và Ban công tác thống nhất thành lập gọi là Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, mời những người dân tự nguyện tham gia và đề nghị UBND cấp xã công nhận. Nếu quy định chính quyền địa phương thành lập thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm bồi dưỡng, cung cấp trang thiết bị, giao nhiệm vụ cho các tổ viên của tổ này. Vì vậy,  việc quy định như trên sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc tự quản, tự chủ của cộng đồng dân cư và sự tự nguyện của người dân tham gia vào lực lượng này.
Trên cơ sở đề nghị đó, đại biểu đặt ra một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, dưới góc độ, tính chất tham gia là hỗ trợ và nguyên tắc tự quản
 Đây là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, cho nên tổ chức và hoạt động của lực lượng này phải xây dựng và triển khai phù hợp với tính chất “tham gia, hỗ trợ” và nguyên tắc tự chủ, tự quản của cộng đồng dân cư. Các quy định của Dự thảo chưa thuyết phục về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong mối quan hệ với công an xã và thôn, tổ dân phố; mối liên hệ với các quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Dân quân tự vệ và các quy định của pháp luật về Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Đtránh sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ và quan trọng nhất là hạn chế tối đa kinh phí, ngân sách nhà nước chi trả cho các hoạt động có liên quan, nếu xác định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là tổ chức tự quản thì việc quy định về tiêu chuẩn, mối quan hệ công tác, đặc biệt là quy định “Công an xã trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở” các quy định về nhiệm vụ; trách nhiệm xây dựng lực lượng đề nghị cần được xem xét, đánh giá lại để xác định cho phù hợp với nguyên tắc “tự quản” của lực lượng này.
Thứ hai, dưới góc nhìn về tổ chức, không trùng chéo và phát huy đội ngũ cán bộ hoạt động không chuyên trách
          Hiện nay, trên địa bàn cấp xã và ở thôn, tổ dân phố vẫn đang tồn tại và hiện diện của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách,... thì nên sử dụng lực lượng này, vừa không phải tuyển mới, vừa không phải huấn luyện, bồi dưỡng từ đầu, tiết kiệm không chỉ ngân sách mà cả nguồn lực. Hơn nữa, lực lượng này ở các cộng đồng dân cư không cần đông, chỉ cần số dân phòng, bảo vệ dân phố, có thể huy động kiêm thêm bảo vệ của các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn là đủ.
          Thứ ba, dưới góc độ chức năng, nhiệm vụ
          Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này thực chất là tham gia, hỗ trợ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và cũng là đội ngũ hoạt động không chuyên trách, cho nên không cần thiết phải quy định cụ thể các nhiệm vụ của Lực lượng này thành một Chương như Dự thảo. Theo đó việc quy định số lượng nên căn cứ vào phạm vi, số lượng dân cư, tình hình an ninh trật tự.. hoặc để cộng đồng dân cư tự quyết.
Chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với lực lượng này cũng phải bám sát nguyên tắc tự quản, giữ an ninh, trật tự cho địa bàn cộng đồng, do cộng đồng tổ chức thì cũng nên để cộng đồng thù lao, bồi dưỡng, không yêu cầu Ngân sách Nhà nước chi trả. Như thế sẽ không làm tăng biên chế “không chuyên trách”, không tăng kinh phí từ NSNN chi trả./.
Nguyễn Thị Lý

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây