Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận Tổ tại kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội khóa XV

Thứ năm - 18/01/2024 20:48 167 0
Sáng 16/01, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022
Ủy viên BTVTU, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng phát biểu tại Tổ thảo luận
Ủy viên BTVTU, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng phát biểu tại Tổ thảo luận
Tổ thảo luận số 19 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Trị, Phú Thọ, Bình Dương
Tham gia phát biểu về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Hoàng Đức Thắng, UVBTVTU, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đồng tình với sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị quyết nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Về góp ý một số nội dung của dự thảo Nghị quyết, tại điểm c, điều 4, ý kiến đại biểu cho rằng việc quy định trong trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp chp HĐND cấp huyện quyết định phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần thuộc chương trình MTQG còn chung chung, không có tiêu chí cụ thể, rất khó xác định như thế nào là trường hợp cần thiết nên sẽ gây vướng mắc, lúng túng cho việc triển khai thực hiện quy định này.

Về chính sách ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, đại biểu phản ánh: qua thực tiễn giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhận thấy, những nguồn phân bổ vốn ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách được thực hiện rất hiệu quả, các nguồn vốn được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng. Tuy nhiên, việc quy định tại điểm a, khoản 6 của dự thảo Nghị quyết này chưa phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, vì đối với các tỉnh còn khó khăn như tỉnh Quảng Trị sẽ không đủ khả năng cân đối nguồn ngân sách để thực hiện chính sách này. Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội nghiên cứu, xem xét việc áp dụng chính sách tại dự thảo Nghị quyết này thực hiện giống như đối với chính sách của Nghị quyết số 43, chính sách hỗ tợ đi kèm với phân bổ nguồn lực từ Trung ương sẽ thuận lợi trong việc triển khai thực hiện.
Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện chác chương trình MTQG, đại biểu đồng tình với phương án 2 về tính hợp lý trong lựa chọn 01 huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp, bởi vì nếu theo phương án 1 là chọn địa phương cấp huyện đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch chương trình MTQG thì sẽ không còn nội dung, hạnh mục để thực hiện hoặc huyện đó đã hoàn thành tốt rồi, khó có thể rút được kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thí điểm để áp dụng cho các huyện khác. 
Cùng tham gia ý kiến thảo luận về dự thảo Nghị quyết trên, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng: Việc phân bổ kinh phí thường xuyên ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình MTQG được thực hiện sau khu Trung ương giao dự toán chính thức cho tỉnh nhưng hiện nay kinh phí thường xuyên được giao hàng năm chậm nên địa phương bị động trong việc tính toán phương án đối với từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phân để đảm bảo việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức do HĐND tỉnh quy định. 
 Mặt khác, một số tiêu chí tính điểm căn cứ vào nhu cầu thực tế do các địa phương báo cáo nên cần nhiều thời gian để tổng hợp, rà soát trình phương án phân bổ. Vì vậy, để địa phương được linh động trong việc thực hiện, đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 như sau: “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Luật ngân sách nhà nước”.
Ha Sy Dong
Ủy viên BTVTU, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu tại Tổ thảo luận

Về quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 4, ý kiến đại biểu đề Quốc hội xem xét không yêu cầu chủ dự án/chủ trì liên kết nộp lại ngân sách nhà nước phần giá trị còn lại của tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để được tiếp nhận quyền sở hữu tài sản mà bàn giao tài sản hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nướccho chủ dự án/chủ trì liên kết để tiếp tục sử dụng, thực hiện (tài sản đã chuyển giao không phải là tài sản công) nhưng phải có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước việc sử dụng tài sản trên với lý do: Đối với tài sản được hỗ trợ chủ trì liên kết đã đối ứng theo tỷ lệ quy định mức đối ứng cao nhất là 50% đối với địa bàn các xã bình thường. Hiện nay nhiều chính sách của Trung ương hỗ trợ cho doanh nghiệp (như hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ HTX, có thể quy định đối ứng nhưng không có thu hồi tại tài sản đã hỗ trợ). Do vậy nếu chính sách này thu hồi thì sẽ không thống nhất giữa các chính sách. Trong lúc đối với chính sách hỗ trợ liên kết cần phải được khuyến khích hỗ trợ nhằm phát triển sản xuất liên kết bền vững và việc thu hồi tài sản sau khi dự án hoàn thành sẽ không khuyến khích các tổ chức tham gia thực hiện dự án. Tham gia ý kiến về việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, đại biểu đồng tình đối với nội dung Chính phủ đã trình (trong đó, đối với tỉnh Quảng Trị: Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua cầu Cửa Tùng và Cửa Việt với kế hoạch trung hạn trình bổ sung 600 tỷ đồng theo đúng thông báo dự kiến của Chính phủ tại Văn bản số 1303/TTg-KTTH ngày 06/12/2023). Tuy nhiên, đại biểu có một số kiến nghị gửi đến Quốc hội xem xét, chỉ đạo việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến nguồn vốn đầu tư công trung hạn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau:
 Tại Khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 93/2023/QH15 của Quốc hội đã quy định: “Đối với số ứng trước còn lại chưa thu hồi, ngân sách trung ương không bố trí thêm để hoàn trả. Giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát, chịu trách nhiệm cân đối trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốnngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đã được giao hoặc vốn ngân sách địa phương để thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước chưa thu hồi”. Trong điều kiện nguồn lực trung hạn đã được giao từ đầu kỳ, ngân sách địa phương của một số tỉnh còn nhiều khó khăn,  đề nghị Quốc hội cho phép rà soát, cân đối linh hoạt nguồn vốn ngân sách trung ương (trung ương hỗ trợ, Chương trình MTQG) phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương để sớm thực hiện hoàn trả các khoản ứng trước ngân sách trung ương theo đúng quy định.
Cụ thể: Đối với tỉnh Quảng Trị, hiện nay còn khoản 15,466 tỷ đồng ứng trước của chương trình 61 huyện nghèo chưa hoàn trả. Trong điều kiện ngân sách địa phương khó khăn (năm 2023 dự kiến hụt thu hơn 300 tỷ đồng), kế hoạch trung hạn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết danh mục dự án,  đề nghị Quốc hội cho phép hoàn trả từ kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Quá trình triển khai thực hiện Chương trình, tỉnh sẽ tiếp tục tìm kiếm, lồng ghép các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu Chương trình giai đoạn 2021-2025.
Đối với dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua cầu Cửa Tùng và Cửa Việt có tổng mức đầu tư lớn (600 tỷ đồng), thời gian thực hiện chỉ 02 năm (2024-2025),  đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ sớm trình cấp có thẩm quyền giao bổ sung kế hoạch năm 2024 để có sớm triển khai thực hiện, đảm bảo giải ngân nguồn lực đầu tư và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn NSTW giai đoạn 2021-205 được Quốc hội giao từ quý III/2021. Sau gần 03 năm triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và tính khả thi của kế hoạch, đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ sớm trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch  đầu tư công trung hạn của các các đơn vị, địa phương đã thực hiện rà soát, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.
                                                                                            Nguyễn Thị Lý


 



 






 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây