Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng, phát biểu tại Phiên họp toàn thể thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Thứ tư - 23/10/2019 23:03 934 0
Ngày 23/10/2019, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị phát biểu tại phiên thảo luận.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị phát biểu tại phiên thảo luận.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã bày tỏ quan điểm cho rằng dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được cử tri, người lao động và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, đại biểu các tỉnh có nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tham gia vào dự thảo Bộ luật này. Điều đó cũng cho thấy sức nóng của vấn đề chắc chắn sẽ rất khó khăn trong mỗi đại biểu khi quyết định lựa chọn nội dung, phương án nào để quyết định thông qua. Có một số ý kiến đại biểu suy nghĩ nhưng trùng với ý kiến phát biểu trước. Vì vậy, đại biểu Hoàng Đức Thắng đã nêu lên ba vấn đề cần xem xét đối với dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này, đó là:
 
Về thời gian nghỉ lễ, Tết như đã phân tích của nhiều đại biểu, nước ta có số ngày nghỉ, trong khi đó nhu cầu cần thời gian thêm để nghỉ ngơi là cần thiết. Vấn đề là nghỉ bao lâu, nghỉ ở thời điểm nào, theo tôi đề xuất Quốc hội nên thống nhất quy định nghỉ thêm 2 ngày để "khoan sức dân" thay như một ngày mà dự thảo đã nêu. Thực hiện nghỉ vào thời gian Tết dương lịch 2 ngày thay như một ngày hiện nay, 1 ngày nghỉ vào ngày 28 tháng 6 ngày Gia đình Việt Nam là phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay. Những ý kiến đề nghị có thể tăng thêm thời gian nữa hay không thì cần phải có thời gian để kiểm chứng, sau này khi có điều kiện thì chúng ta bổ sung, sửa đổi để có thể đáp ứng nguyện vọng này.
 
Về tuổi nghỉ hưu, đại biểu rất chia sẻ với các ý kiến của các đại biểu đã phát biểu thảo luận cần thiết phải tăng tuổi nghỉ hưu. Phương án nâng tuổi nghỉ hưu đối với nam lên 62 tuổi tăng 2 tuổi so với hiện nay, nữ lên 60 tuổi tăng 5 tuổi so với hiện nay theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu và xem xét tính đặc thù của đối tượng lao động để xem xét tuổi nghỉ hưu linh hoạt cho phù hợp. Tuy nhiên, có phương án về tuổi nghỉ hưu mà chưa được tiếp thu, giải trình, thiết kế trong phương án dự thảo luật là nâng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 tuổi tăng thêm 2 tuổi, nghỉ hưu đối với nữ là 58 tuổi tăng thêm 3 tuổi rất cần được quan tâm xem xét.

Lặp lại ý kiến của đại biểu đã phát biểu trước, nhất là ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Hà Nội, đại biểu đại biểu Bùi Văn Phương, Đoàn Ninh Bình và một số đại biểu khác đã phân tích trước đó hết sức thuyết phục, phù hợp và thấu đáo. Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội nên cân nhắc ủng hộ đề xuất này. Đây có thể nói là phương án có thể cân bằng giữa nhu cầu tăng thêm tuổi lao động và thực tế nhu cầu cuộc sống hiện nay của đại bộ phận người lao động.
Liên quan đến nội dung này đại biểu Hoàng Đức Thắng cũng thành thật xin lỗi các đại biểu Quốc hội nữ rằng đề xuất này không vì thế mà không thực hiện vấn đề bình đẳng giới. Ngược lại, vấn đề bình đẳng giới ở đây để tiếp cận dưới giác độ khoa học thực tế và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sức khoẻ, thiên chức, tâm tư, nguyện vọng của đại đa số chị em chúng ta. Đại biểu tin rằng nếu như thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án này, nếu có một cuộc trưng cầu ý kiến của chị em lao động cả nước thì chắc chắn phương án này sẽ nhận được sự ủng hộ cao.
 
Về Điều 171 quy định về công đoàn cơ sở thuộc Tổ chức công đoàn Việt Nam. Về thiết kế điều luật này, qua nghiên cứu đại biểu thấy thực ra hai nội dung khoản 1 và khoản 2 như công đoàn cơ sở thuộc Tổ chức công đoàn Việt Nam có thể được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Khoản 2 quy định việc thành lập, giải thể tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn thực chất là nêu những nội dung thuộc về Luật Công đoàn và Điều lệ tổ chức công đoàn. Vì thế nếu đưa hai nội dung này vào dự án luật là không phù hợp. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét hoặc là loại bỏ nội dung của điều này hoặc là thiết kế nội dung theo hướng quy định việc tổ chức hoạt động các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở chứ không chỉ đề cập riêng về Tổ chức Công đoàn cơ sở thuộc Tổ chức Công đoàn Việt Nam. Bảo đảm sự lôgic và bình đẳng giữa các tổ chức đại diện người lao động ngay trong quy phạm pháp luật của Bộ luật này.
 

Tác giả: Tổng hợp: Phương Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây