Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng góp ý vào dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Thứ bảy - 23/05/2020 05:49 495 0
Sáng ngày 21/5/2020, tiếp tục Chương trình kỳ họp Quốc hội Khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Đại biểu Hoàng Đức Thắng, UVBTVTU, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho rằng: Việc sửa đổi một số nội dung Luật lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ nội dung Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu lực quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Để góp phần hoàn thiện dự án Luật Doanh nghiệp (sủa đổi), ngoài ý kiến chung của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã gửi cơ quan soạn thảo tổng hợp, Đại biểu Hoàng ĐứcThắng đề nghị Quốc hội cần nghiên cứu, sửađổi, bổ sung thêm một nội dung sau:

Kính thưa Quốc hội!
1/ Tại Khoản 2 Điều 17Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: dự thảo đưa ra 7 nhóm đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp; về cơ bản là đầy đủ. Tuy nhiên, có một đối tượng cần bổ sung nữa là:Các pháp nhân thương mi vi phạm theo quyết định của Tòa án để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 33, Điều 80)
2/ Tại điểm đđ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; đề nghị sửa đổi, bổ sung cụm từ “Người chưa thành niênthànhNgười chưa đủ 15 tuổi”
Bởi vì: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định “Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi”. Như vậy, người đủ 15 tuổi là ngườiđủ tuổi lao động tối thiểu theo luật định nên có thể được thành lập và quản lý một sốdoanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế “khởi nghiệp sáng tạo” hiện nay trong giới trẻ và thực tế nhiều người còn rất trẻ mới 15-18 tuổi đã có thể lập thân, khởi nghiệp, họ làm chủ và quản lý điều hành sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp thành đạt, thể hiện năng lực quản trị doanh nghiệp của mình. Nếu Luật quy định “cứng” là người chưa thành niên thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp thì sẽ loại bỏ một lực lượng trẻ đầy sáng tạo, khát vọng cống hiến, thể hiện, trải nghiệm vươn lên là rất đáng tiếc. Mặt khác, sẽ tạo ra kẻ hở lách luật, rủi ro pháp lý như là: Người chưa thành niên làm chủ kinh doanh như doanh nghiệp nhưng không thành lập doanh nghiệp hoặc nhờ người khác đã thành niên đứng tên người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp mà mình làm chủ.
Trên thế giới đã từng có những doanh nhân thành đạt khởi nghiệp khi còn rất trẻ như Bill Gates lúc mới 16 tuổi cùng bạn cho ra đời công ty Traf- Data giúp tự động hóa quy trình phân tích dữ liệu giao thông trên đường phố Washington, sau này đã trở thành doanh nhân tài ba, tên tuổi. Ngay ở Trung Quốc, Chen Yeheng là cậu bé đã trở thành CEO “kỳ lân trẻ” đã kiếm  142 triệu USD từ khi mới 13 tuổi. Ở Việt Nam ta, nếu có cuộc điều tra thì tôi tin chắc rằng sẽ có không ít những người trẻ tuổi điều hành kinh doanh thành công đầy triển vọng mà họ đã khởi nghiệp khi còn dưới 18 tuổi. Vậy, vấn đề là luật nên tạo hành lang pháp lý để khuyến khích, tạo điều kiện, tạo không gian sáng tạo cho giới trẻ được thể hiện, trải nghiệm mình để tạo ra lớp “dự nguồn” cho đội ngũ doanh nhân tài basau này cho đất nước. Đó là việc nên và rất nên làm! tại sao không?.
Trong trường hợp, nếu còn e ngại vướng mắc một số quy định ở luật khác như về trách nhiệm pháp lý về dân sự, hình sự…của công dân khi chưa đủ 18 tuổi, thì cần quy định một số điều kiện bắt buộc chứ nhất định không vì thế mà “cấm”, loại bỏ lớp người chưa thành niên đầy khát khao và năng động này quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn Quốc hội./

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây