Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần linh hoạt trong phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tháo gỡ các thủ tục hành chính

Thứ năm - 01/06/2023 03:49 271 0
Sáng 1/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đã tham gia tranh luận tại hội trường.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị cần linh hoạt nguồn vốn này nhưng linh hoạt trong sự phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa, đưa tiền vào những công trình quan trọng, tạo sức bật cho nền kinh tế
Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị cần linh hoạt nguồn vốn này nhưng linh hoạt trong sự phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa, đưa tiền vào những công trình quan trọng, tạo sức bật cho nền kinh tế

Ý kiến phát biểu của đại biểu Trần Anh Tuấn về việc sử dụng các tồn dư ngân quỹ của Nhà nước đang gửi ở hệ thống ngân hàng, đến nay còn trên 1 triệu tỉ đồng. Đại biểu nêu rõ: Nguồn quỹ tồn dư này có thể linh hoạt để bố trí ngay, hỗ trợ ngay cho người lao động và người mất việc làm hay xây dựng ngay những khu nhà ở, cho thuê nhà trọ cho những người lao động ở các khu chế xuất, khu công nghiệp và hỗ trợ đào tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho người lao động để kích cầu hơn thay vì thực hiện các giải pháp như hiện nay, bổ sung những giải pháp này có thể kích cầu ngay nền kinh tế.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng chia sẻ quan điểm trên của đại biểu Trần Anh Tuấn, tuy nhiên, ý kiến đại biểu đề nghị cần linh hoạt nguồn vốn này nhưng linh hoạt trong sự phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa, tháo gỡ các thủ tục hành chính để đưa tiền vào những công trình quan trọng, tạo sức bật cho nền kinh tế.

Hơn nữa, nếu những công trình đã và đang chuẩn bị đầu tư cần nguồn vốn này mà không có thì sự lãng phí này sẽ gây nên hệ lụy lãng phí khác. Mặc dù, cơ chế hiện hành cho phép Kho bạc Nhà nước được tối ưu hóa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đại biểu bày tỏ băn khoăn liệu chính sách tài khóa có thực sự phối hợp tốt với chính sách tiền tệ trong việc thực hiện mục tiêu ưu tiên hiện nay là việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế hay không?

Cụ thể hơn, việc ấn định mức giá chào thầu và dự kiến khối lượng tiền chào thầu có xem xét đến các mục tiêu tác nghiệp về thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng như cũng như mặt bằng giá vốn trên thị trường tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước đang theo đuổi không?

Vì vậy, đại biểu đề nghị các thành viên Chính phủ có câu trả lời thỏa đáng để gỡ khó cho nền kinh tế.

Tác giả: Nguyễn Thị Lý

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây