Triển vọng vốn FDI vào Việt Nam càng trở nên không lạc quan khi mà luật “thuế tối thiểu toàn cầu” có hiệu lực từ đầu năm 2024, đồng thời một số chính sách không chính thức đang hình thành, trên thực tế là nhà đầu tư quốc tế phân biệt đối xử các quốc gia “theo phe được xếp vào”, khiến cho hàng loạt các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI của chúng ta bị suy giảm hiệu lực, hiệu quả. Xin Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã chủ động đối sách gì để xử lý vấn đề này?
Các ĐBQH cơ bản đồng tình với đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng: “Tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại”, bất chấp ngành ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thực hiện tái cơ cấu. Hệ lụy là nguy cơ rủi ro chéo trong hệ thống tài chính ngân hàng lại bùng lên. Đặc biệt khi sự kiện Vạn Thịnh Phát nổ ra đầu tháng 10/2022. Đề nghị Phó Thủ tướng cho ý kiến về vấn đề này?
Trả lời chất vấn của đại biểu Hà Sỹ Đồng liên quan tới sở hữu chéo, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định: sở hữu chéo, đối với ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng là một định chế đặc biệt, vừa huy động vốn vừa cho vay, không phải sử dụng vốn của mình mà sử dụng huy động, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Do đó, việc kiểm soát, giám sát, quản lý theo tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt, trong đó việc sở hữu chéo tác động đến những hành vi thao túng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động tín dụng.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này, tích cực tổ chức thanh tra, kiểm tra và hiện không còn trường hợp sở hữu chéo trong hồ sơ, sổ sách.
Đối với nội dung thu hút vốn FDI trong điều kiện áp dụng “thuế tối thiểu toàn cầu”; theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề thời sự, cần có đánh giá tác động thật nghiêm túc, sát với thực tiễn vì khi thực hiện theo “thuế tối thiểu toàn cầu” sẽ có tác động đến những cam kết thu hút đầu tư đặc biệt là về chính sách thuế nên phải xử lý hết sức cẩn trọng, kỹ lưỡng.
Các cơ quan liên quan cần rà soát, báo cáo cơ quan thẩm quyền để sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật để thu hút đầu tư đồng thời không vi phạm các cam kết quốc tế.
Mong muốn trong thời gian tới các vị ĐBQH, UBTVQH và Quốc hội sẽ cùng với Chính phủ giải quyết những vấn đề này.
Hiện việc thu hút vốn FDI gặp nhiều khó khăn do tình hình chung của thế giới, trong thời gian tới cần có những biện pháp phù hợp với tình hình để làm sao việc thu hút vốn đầu tư đạt hiệu quả cao nhất.
Tác giả: Cẩm Nhung
Ý kiến bạn đọc