Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực thi chính sách pháp luật

Thứ ba - 16/08/2022 03:30 516 0
Thực hiện chương trình giám sát năm 2022, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2022
Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tình trạng gây ra sự lãng phí các Trụ sở nhà đất của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn
Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tình trạng gây ra sự lãng phí các Trụ sở nhà đất của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn
Theo đó, từ cuối năm 2021 đến nửa đầu năm 2022, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là làn sóng bùng phát đại dịch Covid-19 với những biến thể mới đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị vẫn đảm bảo thực hiện tốt 04 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022: (i) “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” tại tỉnh Quảng Trị; (ii) “Việc thực hiện các Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; (iii) “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2016 đến ngày 01/7/2021” tại tỉnh Quảng Trị; (iv) “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” tại tỉnh Quảng Trị.
Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021 tại huyện Hải Lăng
Sau mỗi đợt giám sát, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã kịp thời hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát; tổng hợp và chuyển 44 kiến nghị liên quan đến thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; 27 kiến nghị liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân tỉnh và các Sở, Ban, ngành địa phương về các vấn đề còn bất cập, tồn tại trong cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, có những kiến nghị nổi bật, những vấn đề còn nhiều bất cập cần quan tâm giải quyết kịp thời như:

Tại chuyên đề giám sát việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: Việc sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2022 - 2030 đối với ĐVHC chưa đảm bảo điều kiện về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng các yếu tố đặc thù của ĐVHC để điều chỉnh linh hoạt, phù hợp tiêu chí, tránh ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế của địa phương. Nếu không điều chỉnh tiêu chí hợp lý, phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn đến việc sắp xếp một cách cứng nhắc, ồ ạt làm xáo trộn rất lớn đến hệ thống chính quyền cơ sở, vì hiện nay còn rất nhiều địa phương không đạt tiêu chí về dân số hoặc diện tích.

Tại chuyên đề giám sát Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Kiến nghị sửa đổi quy định về trách nhiệm trực tiếp công dân của chủ tịch UBND các cấp tại Luật Tiếp công dân theo hướng mở là Chủ tịch UBND các cấp có thể ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân định kỳ trong một số trường hợp vì lí do đặc biệt không thể sắp xếp tiếp công dân định kỳ được như có nhiệm vụ công tác đột xuất hoặc ốm đau, trừ trường hợp có vụ việc phức tạp thì phải trực tiếp tiếp công dân (nhưng vẫn phải đảm bảo số lượng tiếp công dân tối thiểu trong 01 năm của người đứng đầu là 12 ngày/12 tháng đối với Chủ tịch UBND cấp tỉnh; 24 ngày/12 tháng đối với Chủ tịch UBND cấp huyện...) và chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các kết luận được ủy quyền cho cấp phó.

Tại chuyên đề giám sát Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế một số công trình trên địa bàn thành phố Đông Hà để tìm hiểu rõ thêm về thực trạng quản lý, sử dụng nhà đất, tài sản công, việc mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc của một số cơ quan, đơn vị trong khu vực nhà nước, qua đó kiến nghị rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động, sử dụng các trụ sở công, các công trình đầu tư công trên địa bàn tỉnh kể cả các trụ sở của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn để có các giải pháp xử lý phù hợp nhằm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả hợp lý tài sản công, phòng chống thất thoát, lãng phí.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có những kiến nghị, đề xuất gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó cần nghiên cứu, phối hợp, phân bổ thời gian hợp lý trong tổ chức các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; có kế hoạch giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau các cuộc giám sát một cách thiết thực để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát và tạo niềm tin vững chắc hơn cho cử tri đối với công tác hoạt động giám sát của Quốc hội; Ngoài ra, Quốc hội cần tập trung dành thời gian cần thiết cho việc giám sát hoạt động tư pháp, các cơ quan tư pháp nhằm bảo đảm thượng tôn pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm...

Trong thời gian tới, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tiếp tục tham gia các Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; các cuộc giám sát chuyên đề theo Kế hoạch, chương trình giám sát năm 2022 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh./.

Tác giả: Phương Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây